Cuộc cách mạng công nghiệp
Năm 1712
Việc sử dụng sắt thép và kết hợp với các nguồn năng lượng mới đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và nó bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 18.
Trong thời gian này, việc tạo ra động cơ hơi nước, do Thomas Newcomen năm 1712 đã thay đổi to lớn trong cuộc cách mạng, con người sau đó đã phát triển các loại tàu hơi nước, ô tô, máy bay, điện thoại và tổ chức lại lao động như bây giờ.
Điện thoại bàn
Năm 1876
Ngày 7 tháng 3 năm 1876, văn phòng sáng chế Hoa Kỳ đã trao cho Alexander Graham Bell danh hiệu “bằng phát minh sáng chế có giá trị nhất trong lịch sử”. Ba ngày sau, Bell đã sử dụng phát minh của mình để gọi cho cậu trợ lý lên gặp mình.
Từ đó điện thoại đã lan rộng khắp nước Anh và các cuộc gọi quốc tế được thiết lập.
Hiện nay, só lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã tiếp cận hầu hết số lượng người trên toàn trái đất.
Máy bay có người lái
Mặc dù máy bay của anh em trai nhà Wright chỉ bay được khoảng 12 giây nhưng đó là máy bay đầu tiên bay được trong không trung.
Anh em nhà Wright đã hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đã phục vụ trong nhiệm vụ trinh sát ở Thế chiến I (1914 – 1918).
Người Anh và người Ý đã thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913. Trong vòng 1 năm, Pháp đã bắt đầu gắn súng lên máy bay. Hiện nay, Mỹ có khoảng 13.000 máy bay quân sự. Tương đương, Trung Quốc và Nga xếp vị trí thứ 2, 3 với khoảng 2.000 – 3.000 máy bay quân sự hàng đầu.
Dự án bom nguyên tử
Năm 1941
Một tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, thiên tài người Đức Albert Einstein đã viết một bức thư dài 2 trang cảnh báo người Mỹ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức Quốc Xã.
Trong bức thư năm 1939, Einstein đã cảnh báo tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt rằng một phản ứng hạt nhân dây chuyền liên quan đến uranium lớn có thể dẫn đến việc tạo ra một loại “bom cực mạnh” – bom nguyên tử.
Hai năm sau đó, Mỹ đã tạo ra “dự án Manhattan”, Mỹ đã thiết kế và xây dựng loại vũ khí khủng khiếp nhất từng được sản xuất vào thời kỳ đó.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, vào lúc 8h15 phút sáng, thế giới được chứng kiến vũ khí nguyên tử mạnh nhất dội xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Toàn bộ 12.500 tấn thuốc nổ TNT đã được thả xuống thành phố Hiroshima xinh đẹp mà hậu quả của nó vẫn còn là nỗi đau đến tận ngày nay.
Tàu vũ trụ
1954
Năm 1954, Nga đề xuất xây dựng một vệ tinh nhân tạo, và trong 3 năm, Sputnik 1 đã trở thành vệ tinh đầu tiên bay quanh quỹ đạo trái đất.
Kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức Wernher von Braun đã làm việc với quân đội Mỹ, khởi động thành công Explorer 1, vệ tinh vào năm 1958.
Ba năm sau, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Trong các cuộc thăm dò không gian, các công ty tư nhân như SpaceX Elon và Virgin Galactic của Richard Branson hiện đang nghiên cứu để tạo nền tảng tiến tới ngành du lịch không gian.
Cuộc cách mạng Internet
Năm 1991
Thế giới bước vào thời đại chưa từng có của mạng internet khi nhà khoa học về máy tính người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra mạng lưới không gian toàn cầu vào cuối năm 1960.
Lee đã phát triển một phần mềm tạo liên kết với các tập tin liên quan trên máy tính của mình kết nối với nhiều máy tính của người khác để chia sẻ tập tin. Kể từ đó đến nay, hơn 3 tỷ người đã và đang sử dụng internet.
Y học tái sinh
Năm 1999
Bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc tái tạo một cơ quan bị hư hỏng hoặc mất chân tay đến năm 1999 khi các bác sĩ tại Wake Forest có thể tái tạo một bàng quang mới cho bệnh nhân. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển các kỹ thuật vi tính tinh vi hơn.
Ngay cả bộ não của con người từng được xem là hạn chế cũng đã được nghiên cứu. Nghiên cứu tế bào gốc thần kinh có thể tự mình thay thế một số tế bào thần kinh bị mất do nạn nhân đột quỵ, tìm ra hướng giải quyết các bệnh như Parkinson và Alzheimer.
Y học tái sinh cũng đem lại hi vọng cho các cựu chiến binh bị thương trở về nhà từ các vùng chiến sự.
Hồi đầu tháng 12 năm nay, các bác sĩ tại đại học Johns Hopkins đã thông báo rằng họ sẽ thực hiện việc cấy ghép dương vật đầu tiên tại Mỹ vào một người lính trẻ bị thương trong vụ nổ bom ở Afghanistan.
Tuệ Linh