2 cổ vật thời Nguyễn trị giá gần 35 tỷ VNĐ sắp về đến Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau nhiều năm lưu lạc, mũ quan triều Nguyễn và cổ phục Nhật Bình - hai cổ vật nổi tiếng được đấu với mức giá kỷ lục tại Tây Ban Nha hồi tháng 10/2021 - được cho là đang trên đường hồi hương về cố quốc, với chủ sở hữu mới là một Tập đoàn nổi tiếng tại Việt Nam.

Sự kiện được đông đảo giới truyền thông và các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật quan tâm, ngóng chờ.

Tháng 10/2021, dư luận đột nhiên xôn xao trước thông tin chiếc mũ quan triều Nguyễn đã được một người mua “ẩn danh” trả giá cao gấp 1000 lần mức giá khởi điểm, tại phiên đấu giá chính thức của Balclis - nhà đấu giá hàng đầu Tây Ban Nha. Danh tính của người này, cho đến nay vẫn còn là một ẩn số gây không ít tò mò cho những người quan tâm. Ngoài mũ quan triều Nguyễn giá trị lên đến trên 20 tỷ VNĐ, người mua bí ẩn này cũng nhanh tay sở hữu được áo dài Nhật Bình, một cổ phục của cung đình Huế, với một mức giá cũng được gọi là “trên trời”.

Hiện tại, 2 món cổ vật này đang trên đường về Việt Nam, dự kiến sẽ “cập bến” vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022. Giới thạo tin ước tính, nếu tính cả thuế, phí… thì giá trị của 2 món cổ phục này có thể lên tới 35 tỷ VNĐ. Danh tính của chủ sở hữu mới - được cho là một Tập đoàn nổi tiếng Việt Nam, cũng đang gây ra nhiều tò mò, đồn đoán.

2 cổ vật thời Nguyễn trị giá gần 35 tỷ VNĐ sắp về đến Việt Nam ảnh 1
Chiếc mũ quan triều Nguyễn với mức giá kỷ lục sắp về đến Việt Nam (Ảnh: Balclis)

Vài năm trở lại đây, việc đưa cổ vật Việt Nam về nước luôn là nỗ lực rất lớn của giới sưu tầm, đòi hỏi sự am tường về giá trị cũng như bản lĩnh khi đấu giá. Những cổ vật này được đánh giá cao về độ hiếm có, tinh xảo cùng thuộc tính văn hoá, di sản khi có sự gắn kết giữa nét đẹp mỹ thuật với biểu tượng của một thể chế chính trị đã thuộc về quá khứ, lịch sử.

Các thông tin ít ỏi trên Website của Balclis cho biết đây là chiếc "Mũ quan Việt Nam thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20". Qua các hình ảnh, cho thấy chiếc mũ quan gần như còn nguyên vẹn, kèm với hộp đựng tinh xảo bằng gỗ, được sơn son thếp vàng có hoa văn tứ linh. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu cổ vật V.K.L, thì chiếc mũ này khá đặc biệt khi chủ nhân của nó có thể có vị thế rất quan trọng, được hưởng đặc ân trong triều đình.

2 cổ vật thời Nguyễn trị giá gần 35 tỷ VNĐ sắp về đến Việt Nam ảnh 2
Hộp gỗ đi kèm mũ quan triều Nguyễn (Ảnh: Balclis)

Ông V.K.L phân tích, mũ quan triều Nguyễn này là loại phốc tròn thuộc về Văn ban (mũ của quan Văn) với thân mũ được kết bằng lông đuôi ngựa theo kiểu kết kép. Đối chiếu các hình ảnh đang lưu giữ tại Việt Nam về các mũ của quan lại triều Nguyễn như Đô Thống chế Lê Văn Phong, Thống chế Thoại Ngọc Hầu, Thiên Vương Thống chế… chiếc mũ được đấu giá tại Tây Ban Nha này có nhiều điểm khác lạ trong hoa văn và hoạ tiết, trang sức gắn trên mũ. Đặc biệt, nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra điểm khác biệt lớn là chiếc mũ “dư hai giao long, cho thấy chủ nhân của chiếc mũ này được đặc ân không hề có từ trước đến nay". Có lẽ, sự độc đáo quý hiếm này là một trong những nguyên nhân khiến cho chiếc mũ được đấu với mức “giá khủng”, mang lại sự tự hào lớn cho chủ nhân sở hữu. Được biết, cùng với mũ quan triều Nguyễn, chiếc áo dài Nhật Bình được đấu cùng phiên cũng đang trên đường trở về Việt Nam.

2 cổ vật thời Nguyễn trị giá gần 35 tỷ VNĐ sắp về đến Việt Nam ảnh 3
Bộ cổ phục Nhật Bình được đấu giá cùng chiếc mũ quan triều Nguyễn

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá thời Nguyễn, bộ cổ phục này thuộc dạng áo thêu hoạ tiết bằng chỉ ngũ sắc đề tài tứ thời, song loan hồi thọ (hai con chim loan quay về chữ thọ). Phần chân áo có thủy ba tam sơn và cá chép. Bên cạnh đó có cả đề tài bát bưu cổ áo thêu khá tinh xảo. Cổ áo thêu 5 con phụng cho thấy cấp bậc của chủ nhân chiếc áo ở tầm ngũ phẩm.

Phần đặc biệt để nhận định áo này là hiện vật gốc được thể hiện ở phần dây kim tuyến chạy quanh cổ áo, mà kỹ nghệ chế tác này cho đến nay chưa có nghệ nhân phục chế nào làm lại được.

Hiện tại, thông tin 2 món cổ vật của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam sắp về tới Việt Nam đã tiếp tục làm dấy lên sự xôn xao trong dư luận, bởi sự hồi hương của các cổ vật quý hiếm này (đặc biệt là chiếc mũ quan), trong mấy chục năm qua cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cùng với đó là sự đồn đoán về hành trình tiếp theo sau của 2 cổ vật sau khi về đến Việt Nam, chủ nhân giàu có và “chịu chơi” hiện tại là ai?... Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ngay khi được “mục sở thị” cổ vật tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?