2020 là năm nóng nhất trong lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tình trạng nắng nóng trong năm qua vẫn gia tăng dù các quốc gia đã trải qua nhiều lần phong tỏa vì dịch bệnh, biến 2020 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.
2020 là năm nóng nhất trong lịch sử

Khủng hoảng khí hậu tiếp tục không suy giảm vào năm 2020, khi xô đổ các kỷ lục trước đó và trực tiếp tạo ra các vụ cháy rừng kỷ lục ở Bắc Cực cùng 29 cơn bão nhiệt đới ở khu vực Đại Tây Dương.

Bất chấp việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch đã giảm 7% do lệnh phong tỏa, một lượng lớn CO2 vẫn tiếp tục tích tụ trong khí quyển. Nhiệt độ bề mặt trung bình trên khắp hành tinh vào năm 2020 cao hơn 1,25 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900, gần mức nguy hiểm 1,5 độ C mà các quốc gia trên thế giới đặt ra để tránh những tác động tồi tệ nhất.

Chỉ có năm 2016 có nền nhiệt bằng năm 2020, nhưng đó là năm có hiện tượng El Niño làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu không có hành động khẩn cấp, tương lai của hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dữ liệu nhiệt độ do Sở Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu (C3S) công bố cho thấy 6 năm qua là 6 năm nóng nhất từng được ghi nhận. Tại châu Âu, nơi có khí hậu ono hòa, cũng đã chứng kiến ​một đợt nắng nóng gay gắt tại Tây Âu vào cuối tháng 7 năm ngoái.

Năm 2020, khu vực Bắc Cực có nhiệt độ cao hơn 3 độ C so với mức trung bình dài hạn và một số địa điểm cao hơn 6 độ C. Điều này dẫn đến tình trạng cháy rừng trên diện rộng, với kỷ lục 244 triệu tấn CO2 thải ra môi trường khu vực. Lượng băng ở Bắc Băng Dương cũng thấp hơn đáng kể, nhất là vào tháng 7 và tháng 10.

Ông Carlo Buontempo- giám đốc C3S, cho biết: “Không có gì ngạc nhiên khi thập kỷ qua là thời kỳ ấm nhất từng được ghi nhận và cũng là một lời nhắc nhở khác về tính cấp thiết của việc cắt giảm khí thải để ngăn chặn các tác động bất lợi của khí hậu”.

Giáo sư Dave Reay tại Đại học Edinburgh cho biết mặc dù không có sự gia tăng theo chu kỳ của El Niño đối với nhiệt độ toàn cầu, nhân loại đang tiến gần đến giới hạn 1,5 độ C một cách nguy hiểm.

Mức độ CO2 trong khí quyển đạt kỷ lục mới vào năm 2020, trong khi lượng khí thải được cắt giảm do đại dịch được Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc mô tả là một “đốm sáng nhỏ”.

Ông Vincent-Henri Peuch - giám đốc Sở Giám sát Khí quyển Copernicus, cho biết: “Cho đến khi lượng khí thải ròng toàn cầu giảm xuống còn 0, lượng khí CO2 sẽ tiếp tục tích tụ trong khí quyển và gây ra biến đổi khí hậu hơn nữa”.

Theo The Guardian
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?