5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc

Những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu mộng … được đánh giá là những viên ngọc châu vô cùng quý giá trong kho tàng văn học Trung Hoa.
5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc

Văn hoá Trung Quốc trước thế kỷ 14, chủ yếu là sáng tác thi ca, tản văn cùng tiểu thuyết ngắn. Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 14, tiểu thuyết dài mới bắt đầu lần lượt ra đời. Cùng điểm lại 5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc.

1. Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung

Đây là bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Trung Quốc, cũng là tiểu thuyết lịch sử dài có tính tiêu biểu nhất của Trung Quốc. Tác giả La Quán Trung, đại khái sống trong khoảng thời gian từ năm 1330 đến năm 1400.

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 1

Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đề tài lịch sử Trung Quốc từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên. Lúc đó Trung Quốc có ba nước Nguỵ, Thục, Ngô cùng tồn tại hình thành thế kiềng ba chân, để giành sự thống nhất đất nước, giữa ba nước không ngừng xảy ra các cuộc đấu tranh quân sự. Trên cơ sở truyền thuyết dân gian và sáng tác của các nghệ nhân dân gian, tác giả đã vận dụng tài liệu chính sử, miêu tả trình bày một cách sinh động các sự kiện quân sự, chính trị, ngoại giao rối ren giữa ba nước.

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 2

Là một bộ tiểu thuyết chuyên miêu tả cuộc đấu tranh quân sự, điều thu hút độc giả nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa là trí tuệ quân sự thể hiện trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công hình ảnh nhiều nhân vật như Hoàng đế nước Nguỵ Tào Tháo, Hoàng đế nước Ngô Tôn Quyền, quân sư nước Thục Gia Cát Lượng...

2. Thủy Hử - Thi Nại Am

Đây là một bộ tiểu thuyết dài miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân, tiểu thuyết ra đời vào cuối thế kỷ 14. Nhân vật chính của tiểu thuyết là 108 đầu lĩnh quân khởi nghĩa đứng đầu là Tống Giang. Họ có người vì nguyên nhân chính trị, có người vì nguyên nhân kinh tế, hoặc chỉ vì nghĩa khí, đã tụ họp lại với nhau tại một nơi gọi là "Lương Sơn", cướp giàu giúp nghèo, phản đối sự thống trị hà khắc của chính quyền. Bởi vậy quân khởi nghĩa được gọi là "Hảo hán Lương Sơn".

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 3

Trước khi tiểu thuyết ra đời, truyện Lương Sơn đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, hý kịch tương quan cũng rất nhiều. Sau này do Thi Nại Am gia công chỉnh lý, tái sáng tác trở thành bộ tiểu thuyết dài. Tiểu thuyết đã thể hiện được nền chính trị văn hoá, phong tục tầm thường, cảnh quan xã hội đời nhà Tống Trung Quốc thế kỷ 10 đến 13, về mặt xây dựng nhân vật cũng thu được thành tựu tương đối khá.

3. Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân

Là một trong những bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Quốc, Tây Du Ký chiếm vị trí độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc. Với cốt truyện là quá trình hoà thượng Huyền Trang đời nhà Đường Trung Quốc thế kỷ thứ 9 đi Ấn Độ lấy kinh, qua chỉnh lý, cấu tứ, tác giả Ngô Thừa Ân cuối cùng đã viết xong bộ tiểu thuyết này trên cơ sở truyền thuyết dân gian. Đây là bộ tiểu thuyết thần thoại dài đầu tiên của Trung Quốc.

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 4

Tiểu thuyết mượn chuyện thầy trò Đường Tăng phải trải qua 81 nạn trên đường đi lấy kinh, triết xạ ra nhiều tình hình xã hội hiện thực trong nhân gian. Về xây dựng nhân vật, tiểu thuyết áp dụng phương pháp xây dựng nhất thể giữa người trần, thần thánh và thú vật, sáng tạo ra các hình ảnh bất hủ như Tôn Ngộ Không gan to tày trời, Trư Bát Giới đáng ghét đáng yêu v.v. Trong đó, tiểu thuyết đã kết hợp giữa phật giáo với đạo giáo Trung Quốc, có thể nói là rất có đặc sắc Trung Quốc.

4. Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần

Hồng Lâu Mộng thuộc tác phẩm nguyên sáng tác. Tác giả Tào Tuyết Cần là hậu duệ của quan liêu suy sụp, ông nội và cha ông đều từng làm quan hiển hách, có quan hệ gắn bó với hoàng tộc, nhưng đến đời Tào Tuyết Cần, gia đình đã không còn quyền thế, thậm chí đời sống khó khăn. Thông thường cho rằng, Tào Tuyết Cần đã sáng tác ra Hồng Lâu Mộng bởi cảm thán trước cảnh ngộ của đời của mình, hơn nữa vì nghèo nàn, tiểu thuyết chưa hoàn thành, Tào Tuyết Cần đã qua đời. Sau này trong quá trình sao chép lưu truyền, có một nhà tiểu thuyết tên là Cao Ngạc đã viết tiếp hoàn thành bộ tiểu thuyết, đó tức là Hồng Lâu Mộng bản 120 hồi hiện hành.

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 5

Thông qua miêu ta bốn gia tộc lớn họ "Giả, Sử, Vương, Tiết" nhất là sự vinh suy của nhà họ Giả, đã mở ra tầm nhìn xã hội rộng lớn. Thành tựu nổi bật của tiểu thuyết là ở chỗ khắc hoạ nhân vật, cũng như miêu tả cảnh cuộc sống ngày thường. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm đỉnh cao sáng tác văn học cổ điển Trung Quốc được công nhận .

5. Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh

“Liêu trai chí dị” (những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm), là tập Đoản thiên tiểu thuyết gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của Bồ Tùng Linh.

Bộ truyện được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại.

5 bộ tiểu thuyết kinh điển trong lịch sử Trung Quốc - anh 6

Đề tài chủ yếu của “Liêu trai chí dị” do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều và các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ li lang sói, hổ báo khỉ vượn, voi rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá, v.v…. Nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống đời thường. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sĩ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Marguerite Duras, cuốn tiểu thuyết Nỗi đau và bí ẩn cuộc hôn nhân thứ nhất

- Những mối tình đặc biệt của tác giả tiểu thuyết Người tình

- 12 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 21

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.