Trước dịch bệnh phức tạp tại Việt nam, Tiến sĩ Masaya Kato đề nghị Việt Nam coi trọng khâu dự phòng để kiểm soát và đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ, kiểm soát véctơ, giảm sự sinh sản của muỗi… nên được thực hiện cả năm, không nên chỉ làm vào mùa dịch
WHO khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam; tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch, phối hợp liên ngành để phòng chống dịch. Kiểm soát véctơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống.
WHO đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và đưa ra những giải pháp, kinh nghiệm của các quốc gia khác; hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 125.000 trường hợp sốt xuất huyết, 29 người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân nhập viện tăng 44%, số tử vong tăng 10 người.
Hà Nội cảnh báo dịch sốt xuất huyết sẽ kéo dài đến tháng 11
Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội trong tuần qua đã giảm 30% so với cao điểm, có dấu hiệu chững lại song theo nhiều chuyên gia, dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo đến tháng 11.
Tính đến nay Hà Nội đã ghi nhận hơn 27.700 ca sốt xuất huyết, 7 người tử vong. Tuần vừa qua thành phố có hơn 2.300 trường hợp mắc mới, giảm gần 500 ca so với tuần trước và giảm hơn 30% so với tuần cao điểm. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp Hà Nội ghi nhận số bệnh nhân chững lại, nhưng theo chu kỳ, đến tháng 11 vẫn còn là đỉnh dịch.