7 điểm mới quan trọng trong quy chế tuyển sinh sửa đổi năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2025 sắp ban hành dự kiến có có 7 điểm mới quan trọng.
Đại diện các cơ sở đào tạo tư vấn tuyển sinh cho thí sinh năm 2025. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Đại diện các cơ sở đào tạo tư vấn tuyển sinh cho thí sinh năm 2025. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bỏ quy định về xét tuyển sớm (không còn xét tuyển sớm). Các trường có thể xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT để chọn những thí sinh có năng lực vượt trội, tài năng. Còn lại, các thí sinh sẽ tham gia đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của bộ.

Thứ hai, các trường sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 (các năm trước nhiều trường chỉ sử dụng kết quả của 5 kỳ ở cấp THPT, không tính điểm học kỳ II lớp 12).

Thứ ba, các trường có phương án quy đổi điểm trúng tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. Đảm bảo lựa chọn thí sinh phù hợp nhất cho chương trình, ngành các trường mong muốn.

Thứ tư, bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển, không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển tối đa cho một ngành hay một chương trình cụ thể.

Thứ năm, quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng). Đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa.

Thứ sáu, xét chứng chỉ ngoại ngữ có thể quy đổi kết quả chứng chỉ theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển.

Thứ bảy, các ngành đào tạo thuộc khối sức khỏe và sư phạm vẫn áp dụng quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như quy chế tuyển sinh áp dụng cho năm 2024.

Thí sinh cũng lưu ý, về cách thức tuyển sinh, đối với các kỳ thi riêng thí sinh vẫn phải đăng ký dự thi theo quy định của các đơn vị tổ chức thi để lấy kết quả đăng ký xét tuyển. Đối với xét tuyển học bạ phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 (các năm trước nhiều trường chỉ xét 5 kỳ ở cấp THPT, không tính điểm học kỳ II lớp 12). Dựa vào thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh, các trường tự tải dữ liệu từ hệ thống về để xét tuyển, xác định điểm chuẩn trúng tuyển của từng phương thức. Sau đó đưa kết quả xét tuyển trở lại hệ thống chung của bộ để lọc ảo.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.