Sự việc bị phát giác khi một vài xác chết – gồm chuyên viên y tế, quan chức địa phương và phóng viên – được phát hiện trong bể tự hoại ở một ngôi trường làng gần thành phố Nzerekore. Theo lời một số phóng viên, nhiều người dân địa phương tỏ ý sợ hãi vì sự xuất hiện của các chuyên viên y tế và nghi ngờ những nỗ lực ngăn chặn dịch Ebola của họ.
Vì trình độ nhận thức thấp, người dân Tây Phi giết chết8 bác sĩ chữa bệnh Ebola |
Nhóm chuyên viên y tế, chuyên gia nói trên được báo cáo mất tích sau khi bị người dân địa phương ném đá, xua đuổi khi đến làng Wome ở phía nam Guinea, nơi đầu tiên dịch Ebola bùng phát, làm nhiệm vụ tuyên truyền về phòng tránh và chữa bệnh Ebola.
Một phóng viên trong đoàn đã tìm cách trốn thoát và kể lại rằng cô nghe thấy tiếng người dân địa phương truy lùng họ trong khi đang trốn.
Hiện cơ quan chức năng đang ra sức điều tra vụ giết bác sĩ ở Tây Phi. Cả chính phủ Guinea và dư luận thế giới đều lên án mạnh mẽ vụ giết người này và tuyên bố sẽ truy lùng những kẻ đã gây ra tội ác dã man này.
Albert Damantang Camara, phát ngôn của chính phủ Guinea, cho biết các nạn nhân đã bị giết chết một cách tàn nhẫn bởi những kẻ máu lạnh sống trong làng. Những vết tích để lại trên thi thể nhóm chuyên gia cho thấy họ đã bị tấn công, chém nhiều nhát bằng dao phay và dùi cui.
Không lâu sau khi sự việc xảy ra, 6 người dân địa phương đã bị cơ quan điều tra bắt giữ và ngôi làng hiện đang trong tình trạng bị bỏ hoang.
Cảnh sát đang điều tra vụ án giết 8 bác sĩ chữa Ebola tại Tây Phi |
Nguyên nhân của vụ thảm sát kinh hoàng này không được công bố, tuy nhiên theo lời phóng viên hiện trường Makeme Bamba của BBC tại thủ đô Conkry (Guinea) chính trình độ dân trí thấp ở khu vực này đã dẫn tới sự việc đáng tiếc trên. Nhiều người dân địa phương cho rằng chính các chuyên viên y tế là kẻ đã khiến dịch Ebola lây lan trong khi một số khác thậm chí còn nhất mực tin rằng dịch bệnh nguy hiểm này không hề tồn tại.
Vào tháng trước, một cuộc bạo động đã nổ ra ở Nzerekore (cách tâm dịch ở Wome khoảng 50 km) sau khi có những tin đồn cho rằng các chuyên viên y tế đang “cố truyền bệnh cho người khác” và mang virus đến cho dân địa phương. Một trung tâm cách ly chữa bệnh Ebola cũng bị tấn công khiến hàng chục bệnh nhân bỏ trốn, nhiều trang thiết bị y tế và chăn, nệm dính máu người bệnh bị đánh cắp.
Trong lúc này, nước láng giềng Sierra Leone đang tiến hành lệnh phong tỏa giới nghiêm gây tranh cãi kéo dài 3 ngày nhằm cố gắng ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm này.
Những bác sĩ tình nguyện đến Tây Phi ngăn ngừa bệnh Ebolalại bị chính người dân đánh chết |
Phát biểu về điều này, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước này đang xây dựng một bệnh viện quân đội ở Guinea để hỗ trợ các nước Tây Phi nằm trong vùng tâm dịch Ebola. Theo đó, bệnh viện này sẽ là một biểu tượng cho sự đóng góp mà không chỉ đơn thuần là về mặt tài chính của nước Pháp với thế giới.
Tính đến thời điểm này, đã có hơn 2.600 người chết vì dịch Ebola ở Tây Phi. Như vậy, đây là đợt bùng phát dịch Ebola nghiêm trọng nhất trên thế giới sau khi các cơ quan y tế cảnh báo sẽ có khoảng hơn 20.000 người bị nhiễm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã ghi nhận diễn biến của dịch Ebola đang ngày càng nhanh và nghiêm trọng khi có thêm hơn 700 ca mắc Ebola ở Tây Phi chỉ trong vòng 1 tuần. Như vậy, đã có tất cả 5.300 người nhiễm virus Ebola mà hơn nửa trong số này mới chỉ mắc bệnh trong khoảng 3 tuần trở lại đây.