8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ nhiều người vẫn tin

(Ngày Nay) -Uống rượu, xem tivi có thể khiến bạn buồn ngủ là những quan niệm sai lầm phổ biến nhiều người vẫn tin.
8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ nhiều người vẫn tin

Giấc ngủ là một trong những điều quan trọng nhất để phục hồi lại sức khỏe của con người sau một ngày dài. Dưới đây là những quan niệm sai lầm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Sai lầm: Bạn cần ngủ 8 giờ mỗi đêm

Sự thật: Theo Reader's Degist, nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng cơ thể mỗi người cần thời gian ngủ đủ khác nhau. Một số người cần ngủ 8-9 tiếng trong khi có những người chỉ cần ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tràn đầy sinh lực vào ngày hôm sau.

Sai lầm: Bạn có thể ngủ bù vào cuối tuần

Sự thật: Hành động này không thể bù đắp thời gian ngủ đã bị mất. Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng ngay cả khi bạn ngủ 10 tiếng vào cuối tuần để bù đắp cho một đêm chỉ ngủ 6 tiếng trong 2 tuần, điều đó cũng phá vỡ đồng hồ sinh học và khiến bạn mệt mỏi, khó tập trung, có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim. 

Sai lầm: Xem tivi có thể khiến bạn buồn ngủ

Sự thật: Theo tạp chí Shape, khi bạn thư giãn, hơi thở và nhịp tim chậm lại, cơ bắp thả lỏng, tinh thần bình tĩnh hơn, dễ chìm vào giấc ngủ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn xem tivi. Thậm chí, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị này sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên tắt tất cả thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ nhiều người vẫn tin ảnh 1Nhiều người nghĩ rằng xem tivi trước khi ngủ có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh hơn. Ảnh: Rd.

Sai lầm: Nếu có thể, ngủ càng nhiều càng tốt

Sự thật: Theo Webmd, ngủ trên 9 tiếng chỉ làm cho chất lượng giấc ngủ tồi tệ hơn. Tiến sĩ Najib Ayas, Đại học British Columbia (Canada), cho biết ngủ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hay bệnh tiểu đường.

Sai lầm: Nếu khó ngủ một vài đêm, bạn đã mắc phải chứng mất ngủ

Sự thật: Hầu như mỗi người đều khó ngủ ít nhất 1-2 đêm trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi mặc dù ngủ đủ hoặc gặp phải chứng khó ngủ nhiều đêm hơn, đó là dấu hiệu bạn cần sự giúp đỡ của các bác sĩ. 

Sai lầm: Caffeine không ảnh hưởng đến giấc ngủ

Sự thật: Không ai có thể miễn dịch với tác dụng của caffeine. Đây là chất kích thích giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn tới 12 giờ sau khi uống. Vì vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống chứa caffeine nếu muốn ngủ ngon.

Sai lầm: Rượu tốt cho giấc ngủ

Sự thật: Uống quá nhiều rượu đặc biệt là vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ban đầu, nó có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhưng sau đó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn tỉnh giấc do khát nước hoặc đi vệ sinh.

Sai lầm: Người già cần ngủ ít hơn người trẻ

Sự thật: Ở người già, chất lượng giấc ngủ giảm, họ phải trải qua sự thay đổi trong giấc ngủ như thường xuyên tỉnh giấc, giảm thời gian ngủ không cử động mắt nhanh và tăng giấc ngủ ngắn.

Theo Zing
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.