1. Xác định cân nặng cần tăng
Tùy từng thời điểm và thể trạng mỗi người, chị em cần xác định trước trọng lượng cần tăng khi mang thai cho phù hợp:
- Người béo phì chỉ nên tăng từ 5-9 kg
- Người thừa cân nên tăng từ 7-11 kg
Xác định cân nặng cần tăng trong thai kỳ giúp kiểm soát tăng cân |
- Người có cân nặng trung bình nên tăng 11-16 kg
- Người thiếu cân cần tăng từ 13-18 kg
- Số cân nặng chỉ cần tăng trong quý 1 thai kỳ là 1-2 kg; quý 2 là 4-5 kg; quý 3 là 6-7 kg
2. Chế độ ăn hợp lý
Thói quen ăn uống thất thường là nguyên nhân góp phần vào việc tăng cân thiếu kiểm soát. Do vậy ngay từ đầu thai kỳ, mẹ bầu cần thiết lập cho mình một thói quen ăn uống điều độ, đủ bữa, đủ chất với 3 bữa sáng, trưa, tối và hai bữa ăn nhẹ. Điều này không chỉ mang lại cho bạn sự khỏe khoắn, minh mẫn mà còn làm cho cơ thể không bị hiện tượng mỡ thừa sinh ra. Nếu bạn thấy việc ăn uống khó khăn, có thể chia ra làm nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
3. Hạn chế đồ uống ngọt
Những đồ uống ngọt thường chứa lượng lớn calo không tốt cho việc kiểm soát cân nặng của mẹ bầu. Nhưng có nhiều bà mẹ nghén ngọt tới mức liên tục ăn kẹo ngọt, uống nước ngọt thậm chí đồ uống gì cũng phải cho thêm đường.
Thay vì cho thêm đường vào cốc nước cam hoặc lựa chọn những thực phẩm đóng gói nhiều đường, bạn có thể sử dụng những loại hoa quả có độ ngọt tự nhiên để thay thế.
4. Uống nhiều nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày đem lại lợi ích lớn cho bà bầu. Mỗi ngày bạn cần từ 8-10 cốc nước, giúp cơ thể được thanh lọc các chất độc, tăng cường trao đổi chất và quá trình tiêu thụ, hấp thu các chất diễn ra nhanh hơn để các chất dinh dưỡng không có cơ hội lắng đọng sinh ra mỡ.
Uống nhiều nước giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác thèm ăn |
Đồng thời uống nhiều nước cũng giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác thèm ăn, cơ thể đủ nước sẽ sinh ra nhiều nước ối, thuận tiện cho việc sinh nở. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bổ sung quá 2 lít nước mỗi ngày vì có thể dễ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cả mẹ và thai nhi.
5. Ăn nhiều rau quả, trái cây
Rau quả, trái cây giàu vitamin không chỉ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà còn tốt cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Đồng thời bổ sung chất xơ, giúp mẹ bầu giải quyết những tình trạng khó chịu về tiêu hóa thường gặp phải trong thai kỳ như táo bón, đầy hơi, ợ nóng, trĩ…
6. Bổ sung đủ vitamin
Những loại vitamin cần bổ sung trong thai kỳ bao gồm: axit folic – ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh; sắt; canxi; omega3 – giúp duy trì chức năng cơ thể mẹ bầu, tốt cho não thai nhi. Ngoài ra các loại vitamin A, D, E cũng rất cần thiết.
Ngoài ra, tâm lý các mẹ bầu khi áp dụng chế độ ăn kiểm soát tăng cân thường lo lắng “không biết mình ăn thế đã đủ chất cho con chưa?”. Việc bổ sung vitamin giúp thai nhi có đủ chất phát triển, đồng thời mẹ bầu cũng an tâm hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung loại vitamin cần thiết cho từng thời kỳ.
7. Lựa chọn đồ ăn vặt hợp lý
Ăn vặt là thói quen của hầu hết các mẹ bầu nhưng bạn chú ý không tùy tiện sử dụng các loại thực phẩm đóng gói hay đồ ăn nhanh. Hạt bí, bánh quy hay sữa chua…là những thứ nên nằm trong thực đơn ăn vặt hàng ngày của bạn.
8. Vận động
Vận động không chỉ giúp lưu thông chất dinh dưỡng, tốt cho thai nhi mà còn tăng cường sự trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa ở mẹ bầu, hạn chế tình trạng béo phì.
Đi bộ hoặc tập yoga tốt cho sức khỏe mẹ bầu |
Đừng nghĩ rằng bụng mình to hoặc để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi mà bạn ngồi im một chỗ. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn hãy chọn cho mình cách vận động thích hợp nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga.
9. Theo dõi cân nặng mỗi tuần
Bạn nên sắm cho mình một chiếc cân để trong nhà và hàng tuần, hãy cố gắng dành thời gian cân, sau đó ghi lại mức tăng cân nặng của mình. Nếu mức tăng quá nhiều hoặc quá ít, bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp và tiếp tục theo dõi. Làm cách này sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng hợp lý, không thiếu cũng không thừa.
Điều cuối cùng bạn cần phải hiều, việc kiểm soát cân nặng trong khi mang thai không phải là làm mọi cách để cơ thể không tăng cân. Bởi lẽ đương nhiên, các bà mẹ mang thai cần phải tăng cân thì sức khỏe cả hai mới có thể đảm bảo. Chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn chính là bí quyết giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt nhất.