Ai đang nuôi sống 1,4 tỷ 'miệng ăn' Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại?

(Ngày Nay) - Vào đầu mùa hè, một nhóm các quan chức từ Maine đã viết thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, kêu gọi hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp tôm hùm biểu tượng của bang này.
Ai đang nuôi sống 1,4 tỷ 'miệng ăn' Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại?

"Một trong những nạn nhân đầu tiên của chính sách thuế quan do Trung Quốc áp đặt chính là tôm hùm được vận chuyển từ Maine", theo bức thư do các Thượng nghị sĩ của tiểu bang này soạn thảo.

Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu tôm hùm Maine lớn thứ hai, đạt lợi nhuận 128,5 triệu USD trong nửa cuối năm 2017, trước khi tăng sức mua thêm 169% trong nửa đầu năm 2018.

Nhưng sau đó, các đợt trả đũa bằng thuế quan được áp dụng khiến lượng tôm hùm Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 80% trong năm 2018.

Tuy nhiên điều này không hề làm thị trường tôm hùm Trung Quốc lao đao, khi trong nửa đầu năm 2019, doanh số bán tôm hùm của Canada sang Trung Quốc gần bằng so với con số của cả năm 2018.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với người nuôi tôm của Mỹ, cùng với các nhà sản xuất thực phẩm trong nhiều ngành công nghiệp, khi một loạt mức thuế quan mới của Trung Quốc tiếp tục gây nguy hiểm cho thị phần của các nhà xuất khẩu thực phẩm Mỹ tại thị trường "tỷ dân".

Hiện tôm hùm đông lạnh Maine đang bị áp thuế 45%, điều này chỉ càng khiến những ngư dân Canada vui mừng và làm các chính trị gia của Maine thêm đau đầu khi ngành công nghiệp mang tính biểu tượng này phải hứng chịu sự trừng phạt "từ trên trời rơi xuống".

Đậu nành, lúa mì và thịt lợn cũng nằm trong danh sách thuế quan mới của Trung Quốc, mất mát của nông dân Mỹ lại thành niềm vui cho nông dân các quốc gia khác. Với 1,4 tỷ "miệng ăn" mỗi ngày, Trung Quốc đang tìm kiếm nguồn cung ứng thực phẩm từ các quốc gia có mức thuế thấp, xu thế này sẽ còn tiếp diễn khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa cho thấy dấu hiệu "hạ nhiệt".

Theo ông Darin Friedrichs, nhà phân tích của tổ chức tài chính INTL FCStone có trụ sở ở Thượng Hải, "đậu nành vàng là mặt hàng chịu thiệt hại lớn nhất", khi mức thuế đối với nông sản này đã tăng lên 33%, trong khi đậu nành Brazil và Argentina chỉ bị đánh thuế 3%.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nông dân trồng đậu nành Mỹ có quan điểm khá tiêu cực về cuộc chiến thương mại, điều này đã cho phép Brazil tăng thị phần tại Trung Quốc lên 77% trong 9 tháng đầu năm 2018/19, trong khi thị phần của Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 10%, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Một cuộc khảo sát công bố vào thứ Ba cho thấy 71% nông dân Mỹ không tin rằng tranh chấp thương mại sẽ sớm kết thúc. Cuộc khảo sát do Đại học Purdue ở bang Indiana thực hiện cũng cho thấy 71% người nông dân nghĩ rằng các khoản trợ cấp của chính phủ đã giúp bù đắp các tác động của thuế quan, trong khi 58% mong đợi sự giúp đỡ nhiều hơn vào năm 2020.

Các khoản trợ cấp có thể rất cần thiết vì chênh lệch thuế quan lên tới 30% sẽ buộc người tiêu dùng Trung Quốc lựa chọn đậu nành Argentina và Brazil.

Các thương nhân Argentina đang hy vọng rằng có thể cạnh tranh sòng phẳng với Brazil nhằm thế chân Mỹ tại thị trường Trung Quốc, sau khi người nông dân nước này trải qua một vụ mùa bội thu.

"Nhìn chung, thị trường Argentina đang được hưởng lợi từ mức giá tại thị trường Trung Quốc", ông Rogier Keviet, một thương nhân đậu nành tại ở Buenos Aires, cho biết.

Lúa mì Mỹ cũng chịu chung số phận với tôm hùm, khi để mất thị phần vào tay Canada. Vào tháng 8, tỷ trọng nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc tại Canada đã tăng vọt trên 60% trong giai đoạn 2018/19, tăng từ 32% trong năm 2017/18, do sản lượng xuất khẩu lúa mì của Mỹ sang Trung Quốc đã sụt giảm, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Các loại bột, ngũ cốc, tinh bột và hạt lúa mì của Mỹ hiện đang chịu mức thuế cao tới 90%, trong khi thuế đối với thịt lợn đông lạnh của Mỹ đã tăng 72% khi thị trường Trung Quốc khan hiếm nguồn cung.

Dịch tả lợn châu Phi  nhiều khả năng sẽ tiêu diệt 50% tổng số đàn lợn Trung Quốc vào cuối năm 2019, theo Rabobank, làm tăng nhu cầu nhập khẩu thịt.

Khi thịt lợn Mỹ bị áp thuế 62%, Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn nước này đã phàn nàn rằng "những hộ chăn nuôi lợn của Mỹ là những người yêu nước đang thể hiện cam kết to lớn đối với lợi ích của đất nước chúng ta khi họ gánh vác một phần sự trả đũa nhắm vào nước Mỹ". 

Dữ liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc đang suy giảm và không tận dụng được tình hình dịch bệnh, mặc cho phía Bắc Kinh gặp khó trong việc đảm bảo giá thịt lợn không tăng đột biến.

Vào giữa tháng 8, nông dân Mỹ chỉ xuất khẩu được 6.900 tấn thịt lợn sang Trung Quốc, so với 19.484 tấn cùng kỳ năm ngoái. Thay vào đó, thị trường này đang dần rơi vào tay các đối thủ như Đức, Tây Ban Nha và Brazil.

Và trong khi hàng hóa Mỹ đang ngày càng đắt đỏ hơn đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, nhiều sản phẩm từ phần còn lại của thế giới đã trở nên rẻ hơn do mức thuế thấp hơn.

Trong một báo cáo tháng 6, chuyên gia Chad Bown thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận thấy rằng kể từ đầu năm 2018, Trung Quốc đã tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ lên mức trung bình 20,7%.

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý đối với người nông dân, các công ty và công nhân Mỹ đó là Trung Quốc đã giảm thuế đối với các sản phẩm cạnh tranh nhập khẩu từ các nước khác xuống mức trung bình chỉ 6,7%, theo ông Bown, lưu ý rằng vào đầu năm ngoái, các sản phẩm từ Mỹ và các quốc gia xuất khẩu khác đều phải chịu mức thuế trung bình chỉ 8%.

Theo SCMP
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.