Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đối mặt thách thức nghiêm trọng về khí hậu và an ninh lương thực

0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống sản xuất lương thực tại khu vực này không chỉ được đánh giá là chịu nhiều rủi ro nhất do biến đổi khí hậu mà còn chịu tác động nghiêm trọng từ các yếu tố bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đối mặt thách thức nghiêm trọng về khí hậu và an ninh lương thực

Theo bài phân tích mang tựa đề “Khí hậu và an ninh lương thực năm 2035”, đăng trên trang ASPI Strategist, hiện sản xuất lương thực thế giới đang ở mức ổn định và sản lượng lúa mì, gạo và ngô toàn cầu vẫn được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên toàn cầu, các loại thực phẩm phổ biến, trong đó có ngô, lúa mì và gạo, được trồng với một số lượng ngày càng ít hơn và xu hướng này sẽ còn tiếp tục đến năm 2035. Điều này kéo theo hệ thống lương thực toàn cầu dễ bị gián đoạn ở các trung tâm sản xuất lớn và phụ thuộc nhiều vào thương mại để phân phối sản phẩm.

Những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ hay việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu bằng nước mưa - vốn chiếm ưu thế trong sản xuất lương thực khu vực này. Mô hình dự báo sản xuất lương thực cho thấy nếu nhiệt độ trung bình tăng 1 độ C ở khu vực Nam Á, sản lượng lúa mì sẽ sụt giảm từ 4-5 triệu tấn.

Dự báo cho thấy năm 2035, gió mùa cận nhiệt đới sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại Nam Á do La Nina phát triển mạnh mẽ. Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc ước tính sản lượng vụ mùa ở Bangladesh có thể giảm tới 20% vào những năm 2030, kéo theo tình trạng mất an ninh lương thực tăng gần 88%.

Đáng chú ý, biến đổi khí hậu còn có thể làm giảm dinh dưỡng của các loại thực phẩm, cũng là mối đe dọa với an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh hiện tượng El Nino năm 2015 có thể kéo theo thêm 6 triệu trẻ em trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng mãn tính.

Các vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng đại dương nóng dần lên, biến đổi sinh thái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hiện tượng tẩy trắng san hô cũng có thể tác động đến môi trường đánh bắt cá và đe dọa sinh kế, cũng như an ninh lương thực tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Ngoài những gián đoạn do nguyên nhân bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, thì những vấn đề liên quan chi phí cũng có thể khiến an ninh lương thực trở nên bất ổn.

Thương mại lương thực đặc biệt quan trọng ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu bao gồm cả các đảo ở Thái Bình Dương. Trong bối cảnh nền kinh tế-sản xuất giữa các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau, các cú sốc sản xuất ở một nơi trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá lương thực ở những nơi khác.

Nhiều chuyên gia dự báo nguy cơ có thêm 77 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu vào năm 2050, nếu thế giới không thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, điều cần làm hiện nay là các nước cần ưu tiên áp dụng các công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đi đôi với đầu tư các hệ thống bảo trợ xã hội nhằm cung cấp mạng lưới an toàn cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, cần đầu tư chuyển đổi hệ thống lương thực và áp dụng các biện pháp sáng tạo nếu không nhu cầu hỗ trợ lương thực nhân đạo sẽ tiếp tục tăng vào năm 2035 ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).