Biến đổi khí hậu làm những hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên gây gắt hơn

0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó dự báo và nhận định chung là trái đất đang có xu hướng nóng lên. Chính vì thế, mùa Đông cũng sẽ có xu hướng ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, từ ngày 30/1 (tức 28 tháng Chạp năm 2021) đến nay, liên tục có các đợt không khí lạnh tăng cường xuống nước ta khiến thời tiết Bắc Bộ chìm trong mưa rét kéo dài.
Biến đổi khí hậu làm những hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên gây gắt hơn

Thời tiết cực đoan gia tăng

Lý giải về vấn đề này, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, xét chung toàn cầu và trong thời gian dài thì biểu hiện của biến đổi khí hậu chính là nhiệt độ trái đất có xu hướng tăng lên. Nhưng biến đổi khí hậu cũng làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, nắng nóng, rét hại…) trở nên gay gắt hơn.

Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ kéo dài từ ngày 30/1 cho tới thời điểm này là bình thường. Bởi tháng 1 và tháng 2 là giai đoạn chính Đông ở Bắc Bộ, trong giai đoạn này các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta nhiều và mạnh. Xét về mặt khí hậu, đây cũng là giai đoạn tập trung nhiều đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng nhất trong năm.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 19/2, khu vực Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh và được đánh giá là mạnh nhất từ đầu mùa Đông tính đến thời điểm hiện tại.

Cụ thể, khoảng chiều và đêm 18/2, một bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc của Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ từ đêm 18/2 và ngày 19/2.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với mưa và mưa rào nên từ ngày 19/2, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm, rét hại. Riêng từ ngày 20-22/2, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 4-6 độ C, vùng núi cao có nơi xấp xỉ 0 độ C và có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết. Từ ngày 21-23/2, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa, mưa rào; phía Bắc trời rét, phía Nam trời lạnh.

Tháng 3, Bắc Bộ tiếp tục chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.

"Khu vực Bắc Bộ sẽ còn chịu tác động của không khí lạnh trong tháng 3 và có thể gây ra các đợt rét, thậm chí còn có thể gây rét đậm, rét hại, tuy nhiên không kéo dài. Các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong giai đoạn này chủ yếu lệch Đông, nên khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù", Phó Giám đốc Hoàng Phúc Lâm lưu ý.

Đề cập đến diễn biến thời tiết trong tháng 3/2022, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 3/2022 bão, áp thấp nhiệt đới ít có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông. Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện cục bộ ở Nam Bộ trong tháng 3/2022 với lượng không lớn.

Tháng 3, nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0-0,5 độ C (tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ thấp hơn từ 0,5-1 độ C).

Trong tháng 3/2022, tại Bắc Bộ, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10-20%, riêng khu vực Tây Bắc Bộ cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Khu vực Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao từ 10-20% so với trung bình nhiều năm (Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm; riêng Ninh Thuận-Bình Thuận phố biến ít mưa).

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ phổ biến ít mưa, riêng khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ có mưa rào cục bộ với tổng lượng mưa khoảng từ 15-30mm.

Nhận định xu thế thời tiết xa hơn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý, trong các tháng mùa Hè, khu vực Bắc Bộ có nền nhiệt độ ở mức tương đương với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nhiều khả năng đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng không gay gắt và không kéo dài.

Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông cũng như ảnh hưởng đến nước ta vào thời kỳ đầu mùa mưa bão có xu hướng ít hơn trung bình nhiều năm, cuối mùa có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm.

Từ ngày 19-27/2, các khu vực đề phòng thời tiết nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, từ ngày 19-27/2, các khu vực trong cả nước đều có mưa và dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại.

Thời tiết các khu vực từ ngày 19-27/2:

Phía Tây Bắc Bộ, từ ngày 19-22/2, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh (ngày 21/2, mưa giảm dần), trời rét đậm, rét hại. Từ ngày 23-27/2, có mưa vài nơi. Trời rét, có nơi rét đậm.

Phía Đông Bắc Bộ, từ ngày 19-21/2, có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực vùng núi và trung du từ ngày 19-20/2 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 22/2, mưa giảm dần, trời rét (từ ngày 19-22/2, trời rét đậm, rét hại, riêng ngày 20-21/2 trời rét hại). Từ 23-27/2, có mưa vài nơi, trời rét, có nơi rét đậm, riêng ngày 23/12 trời rét đậm.

Thủ đô Hà Nội, từ ngày 19-21/2, có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 22/2 mưa giảm dần, trời rét (từ ngày 19-22/2, trời rét đậm rét hại, riêng ngày 20-21/2, trời rét hại). Từ 23-27/2, có mưa vài nơi, trời rét, có nơi rét đậm; riêng ngày 23/2, trời rét đậm.

Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, từ ngày 19-23/2, có mưa, mưa rào và có nơi có dông, trời rét, từ ngày 19/2, trời rét đậm, rét hại. Từ ngày 24-27/2, phía Bắc có mưa vài nơi; phía Nam có mưa, mưa rào rải rác, trời rét.

Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, từ ngày 19-23/2, phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Phía Bắc trời lạnh.

Từ ngày 24-27/2, phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác, trời lạnh; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ ngày 19-27/2, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề cập đến tình hình mưa dông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thời gian tới, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) Trần Quang Năng cho biết, hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa đá và gió giật mạnh tiềm ẩn mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.

Lốc xoáy thường xảy ra cùng với những cơn dông mạnh. Khi có các thông tin cảnh báo mưa dông, người dân cần tránh trú ở những nơi an toàn tại các công trình xây dựng kiên cố. Người dân lưu ý, trong những ngày nắng nóng cần theo dõi chặt chẽ cảnh báo trên các phương tiện truyền thông để có biện pháp đề phòng thiệt hại do dông, lốc gây ra.

Đối với tình hình rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.

Khi thời tiết xuống dưới 10 độ C, người già và trẻ em có khả năng mắc các bệnh lý như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, xương khớp... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp, đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng ngừa mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, người dân nên mặc đủ ấm, tránh những vị trí gió lùa... Người cao tuổi tránh từ trong nhà ấm ra ngoài lạnh đột ngột vì sẽ gây thay đổi về huyết áp, dẫn đến nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).
Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế
Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế
(Ngày Nay) - Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Trung Quốc có sách lược thương mại mới để ứng phó với chính quyền Trump 2.0
Trung Quốc có sách lược thương mại mới để ứng phó với chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) - Trước nguy cơ căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, Bắc Kinh đã phát triển một chiến lược toàn diện và quyết liệt để ứng phó với các chính sách cứng rắn của chính quyền Trump 2.0. Với các công cụ pháp lý như "danh sách thực thể không đáng tin cậy" và khả năng kiểm soát nguồn cung đất hiếm, Trung Quốc đang phát đi thông điệp mạnh mẽ về sự sẵn sàng đối đầu.
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo
Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo
(Ngày Nay) - Sáng 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và vai trò lãnh đạo của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiểu số tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
(Ngày Nay) -  Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
(Ngày Nay) -  Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ tác động khác nhau đến thị trường việc làm địa phương ở các nước thành viên, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập và năng suất giữa thành thị và nông thôn hiện nay, cũng như khoảng cách số giữa các khu vực.
Hoàn thành bổ cập nước hồ Tây về sông Tô Lịch
Hoàn thành bổ cập nước hồ Tây về sông Tô Lịch
(Ngày Nay) - Sáng 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và việc thực hiện các giải pháp làm sạch sông Tô Lịch.