Ấn Độ lên kế hoạch cấm Bitcoin

0:00 / 0:00
0:00
Chính quyền Ấn Độ tính cấm các giao dịch tiền mã hóa phi chính thức như Bitcoin, đồng thời thành lập đồng tiền kỹ thuật số quốc gia.
Ấn Độ lên kế hoạch cấm tiền mã hóa. Ảnh: Bitcoin News.
Ấn Độ lên kế hoạch cấm tiền mã hóa. Ảnh: Bitcoin News.

Tài liệu “Tiền mã hóa và quy định về dự luật tiền tệ kỹ thuật số chính thức, năm 2021” do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) phát hành cho thấy nước này muuoons thiết lập một khuôn khổ nhất định để quản lý thị trường tiền mã hóa, trong đó bao gồm lệnh cấm các giao dịch tiền mã hóa phi chính thức như Bitcoin.

Ấn Độ cũng có ý định thành lập đồng tiền mã hóa quốc gia.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Ấn Độ tỏ quan điểm mạnh mẽ đối với các loại tiền mã hóa. Vào năm 2018, các quan chức nước này đề nghị chính phủ cấm tất cả loại tiền mã hóa phi chính thức và phạt tù 10 năm những người vi phạm luật.

Cũng trong năm đó, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley cho biết nước này sẽ thực thi lệnh cấm tiền mã hóa. “Chính phủ Ấn Độ không công nhận tiền mã hóa là đồng tiền hợp pháp và sẽ thực hiện mọi biện pháp để loại bỏ việc sử dụng các loại tài sản thuật toán này trong mọi giao dịch thanh toán”, ông nói.

Tháng 8/2018, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã yêu cầu các tổ chức tài chính chấm dứt mọi giao dịch đối với các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các loại tiền mã hóa như Bitcoin trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, quyết định này đã bị Tòa án tối cao Ấn Độ bác bỏ vào tháng 3 năm ngoái.

Trước đó, nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Venezuela, Estonia, Thụy Điển và Uruguay đã thực hiện kế hoạch phát triển các loại tiền mã hóa riêng. Điểm khác biệt giữa tiền thuật toán quốc gia với các đồng tiền thuật toán phi chính thức như Bitcoin là tính pháp lý và chịu sự giám sát của chính phủ.

Theo Zing
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).