Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực 'quan trọng nhất' trong thế kỷ 21

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nhắc lại cam kết ưu tiên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong chuyến công du tới Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ.
Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực 'quan trọng nhất' trong thế kỷ 21

Theo lịch trình, ông Austin sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tại Tokyo vào thứ Năm và tham dự hội nghị an ninh Shangri-La, khai mạc tại Singapore vào thứ Sáu, trước khi có bài phát biểu về chính sách châu Á tại đây. Điểm dừng chân cuối cùng của ông Austin sẽ là Ấn Độ.

Trước các cuộc đàm phán song phương với người đồng cấp Nhật Bản, Austin đã đến thăm Trạm Không quân Thủy quân lục chiến Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi phía tây Nhật Bản.

“Vai kề vai, lực lượng của chúng ta thể hiện tinh thần đồng đội, khả năng phục hồi và các giá trị chung", ông Austin viết trên Twitter.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang Nikkei Asia, ông Austin cho biết đã chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên mình đến thăm sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2021.

"Kể từ đó, các chuyến đi của tôi tới Ấn Độ-Thái Bình Dương đã khẳng định lại niềm tin sâu sắc của cá nhân tôi rằng không có khu vực nào có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc định hình thế giới chúng ta đang sống ngày nay", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố. “Tôi rất tin tưởng vào khả năng của chúng ta trong việc xử lý bất kỳ thách thức an ninh nào có thể xuất hiện ở nhiều khu vực".

Động thái này của ông Austin đã nhấn mạnh ý định của chính quyền Washington nhằm tăng cường các hoạt động chung với Nhật Bản để giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên.

“Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi phản đối những thay đổi đơn phương hiện trạng ở Đài Loan", ông Austin nhắc lại lập trường phản đối Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.

Mặc dù xung đột với Trung Quốc là "chưa xảy ra, cũng không phải là không thể tránh khỏi", ông Austin cho biết quân đội Mỹ "sẽ tiếp tục theo dõi các hành động gây hấn của Trung Quốc và làm việc với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để làm mọi thứ có thể nhằm củng cố hòa bình và ổn định chiến lược ở eo biển Đài Loan và trong khu vực nói chung".

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ sớm thực hiện thẩm quyền của tổng thống để cung cấp cho Đài Loan các hệ thống vũ khí hoặc đạn dược của Mỹ, nghĩa là Washington có thể cung cấp vũ khí một cách nhanh chóng ra nước ngoài trong tình huống khẩn cấp.

Tuy nhiên, ông Austin cũng kêu gọi Trung Quốc nối lại đàm phán giữa các quan chức quốc phòng hàng đầu.

“Điều cực kỳ quan trọng là các nhà lãnh đạo phải duy trì các đường dây liên lạc cởi mở, ngay cả khi chúng ta không đồng ý về các vấn đề quan trọng", ông Austin nói.

Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần từ chối đối thoại, Bộ trưởng Austin cho biết Mỹ "vẫn cam kết" theo đuổi các cuộc đàm phán và ông kiên trì thiết lập một kênh liên lạc.

Vào đầu tháng 5, Lầu Năm Góc đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa ông Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Singapore bên lề hội nghị Shangri-La. Nhưng chính quyền Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu đàm phán sau vụ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

Theo Nikkei Asia
Bình luận
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.