Ấn Độ và Bangladesh đón đầu siêu bão mạnh nhất lịch sử

(Ngày Nay) - Hàng triệu người ở Ấn Độ và Bangladesh đang còn chưa đầy vài giờ để chuẩn bị cho một cơn bão mạnh nhất trong lịch sử vịnh Bengal, mang theo gió và mưa lớn tới khu vực đang oằn mình vì tác động của đại dịch COVID-19.

Các nhà chức trách sơ tán người dân khỏi đảo Bhola,Bangladesh. Ảnh: AFP
Các nhà chức trách sơ tán người dân khỏi đảo Bhola,Bangladesh. Ảnh: AFP

Siêu bão Amphan đã trở thành cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong vịnh Bengal vào đêm thứ Hai, với mức gió lên tới 270 km một giờ.

Ước tính có tới 33,6 triệu người ở Ấn Độ sẽ phải rời khỏi nhà cửa để đi sơ tán, trong khi con số này ở Bangladesh là 5,3 triệu người. Dự báo bão Amphan sẽ đổ bộ vào bờ biển hai quốc gia này vào chiều tối nay.

Theo ông Mrutyunjay Mohapatra – người đứng đầu cơ quan khí tượng Ấn Độ, siêu bão Amphan sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp về kinh tế, ngoài ra những trận mưa lớn sẽ khiến nước biển dâng cao hàng mét, đe dọa tới tính mạng và tài sản của người dân.

Ấn Độ và Bangladesh đón đầu siêu bão mạnh nhất lịch sử ảnh 1

Người dân được vận động đi sơ tán tại Bangladesh. Ảnh: AFP

Vịnh Bengal, ở phía đông bắc của Ấn Độ Dương, nằm giữa Ấn Độ ở phía tây và tây bắc, Bangladesh ở phía bắc và Myanmar ở phía đông.

Amphan chỉ là siêu bão thứ hai tấn công vịnh Bengal. Một trận siêu bão vào năm 1999 đã quét qua gần 15.000 ngôi làng và khiến gần 10.000 người thiệt mạng.

Bờ biển trũng thấp của Bangladesh, nơi sinh sống của 30 triệu người và phía đông của Ấn Độ thường xuyên bị tàn phá bởi bão và lốc xoáy, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng trong vài thập kỷ qua.

Trong khi tần suất và cường độ của các cơn bão đã tăng lên – được lý giải bởi hiện tượng nước biển ấm lên – thiệt hại về người đã được khắc phục nhờ công nghệ dự báo hiện đại, cùng với đó là các kịch bản ứng phó cũng như sơ tán luôn được đổi mới.

Nhưng chính quyền Bangladesh vẫn lo sợ bão Amphan sẽ là trận bão mạnh nhất đổ bộ vào nước này, kể từ khi bão Sidr xuất hiện vào năm 2007, giết chết khoảng 3.500 người và gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Chính phủ Bangladesh đang khẩn trương cho sơ tán 2,2 triệu người đến nơi trú ẩn an toàn, trong khi bang Tây Bengal của Ấn Độ cũng đang di dời 300.000 người khác.

Các nhà chức trách của hai quốc gia đang huy động thêm nhiều cơ sở trú ẩn khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, đồng thời cung cấp thêm xà phòng và chất khử trùng, cũng như dành phòng cách ly riêng biệt cho những bệnh nhân.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.