Ấn Độ xóa bỏ tờ tiền mệnh giá cao nhất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngân hàng trung ương Ấn Độ ngày 19/5 thông báo sẽ rút tờ tiền mệnh giá cao nhất 2.000 rupee khỏi lưu hành.
Ấn Độ xóa bỏ tờ tiền mệnh giá cao nhất

Theo đó, ngân hàng lớn nhất của Ấn Độ đã kêu gọi người dân đem gửi hoặc hoán đổi các tờ tiền mệnh giá 2.000 rupee (hơn 500.000 đồng) trước ngày 30/9/2023. Quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính Ấn Độ, ông T.V Somanathan khẳng định chính sách thu hồi này sẽ không gây ra sự gián đoạn cho cuộc sống bình thường của người dân, cũng như trong nền kinh tế.

"Mệnh giá này không được sử dụng phổ biến cho các giao dịch", ngân hàng trên giải thích.

Hãng Reuters đưa tin quyết định trên gợi nhắc đến một động thái gây sốc vào năm 2016 khi chính phủ do Thủ tướng Narenda Modi đứng đầu đã rút 86% lượng tiền tệ đang lưu hành trong nền kinh tế chỉ sau một đêm.

Tại thời điểm đó, chính phủ bắt đầu phát hành tờ 500 rupee mới và bổ sung tờ 2.000 rupee nhằm gia tăng nhanh chóng lượng tiền đang lưu hành với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, sau này, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã nhiều lần đề cập đến nỗ lực giảm lượng tiền mệnh giá cao trong lưu thông và đã ngừng in tờ 2.000 rupee trong 4 năm qua. Thay vào đó, họ tập trung in các tờ tiền từ 500 rupee trở xuống.

Dù vậy, theo các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế, động thái rút tờ 2.000 rupee lần này sẽ ít gây gián đoạn hơn.

Mặc dù chính phủ và ngân hàng trung ương không giải thích rõ về thời điểm đưa ra quyết định thu hồi trên, nhưng các nhà phân tích chỉ ra rằng nó diễn ra ngay trước thềm bầu cử cấp bang và tổng tuyển cử ở quốc gia khi việc sử dụng tiền mặt thường tăng đột biến.

Hầu hết các đảng phái chính trị ở Ấn Độ được cho là đang tích trữ tiền mặt mệnh giá cao để tài trợ cho các chiến dịch vận động bầu cử của các ứng cử viên.

Nhà kinh tế trưởng Rupa Rege Nitsure tại tập đoàn tài chính L&T Finance Holdings nhận định: “Thực hiện động thái này trước cuộc tổng tuyển cử là một quyết định khôn ngoan. Những người dùng tờ tiền này để lưu trữ giá trị có thể gặp bất tiện”.

Giá trị của tờ 2.000 rupee trong nền kinh tế Ấn Độ là 3,62 nghìn tỷ rupee Ấn Độ (44,27 tỷ USD), tương đương khoảng 10,8% tiền tệ đang lưu hành.

Bà Nitsure cho rằng quyết định thu hồi đồng tiền này sẽ không gây ra bất kỳ sự gián đoạn lớn nào, căn cứ vào số lượng sẵn có đủ lớn của các tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn. "Cũng trong 6-7 năm qua, phạm vi giao dịch kỹ thuật số và thương mại điện tử đã mở rộng đáng kể”, chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, ông Yuvika Singhal, chuyên gia kinh tế tại QuantEco Research cho rằng các doanh nghiệp nhỏ cũng các lĩnh vực như nông nghiệp và xây dựng có thể thấy bất tiện trong thời gian tới.

Vì chính phủ đã yêu cầu người dân gửi hoặc đổi tiền giấy 2.000 rupee lấy mệnh giá nhỏ hơn trước ngày 30/9, lượng tiền gửi ngân hàng sẽ tăng lên. Điều này diễn ra vào thời điểm tăng trưởng huy động đang tụt hậu so với tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Ông Karthik Srinivasan, trưởng nhóm xếp hạng lĩnh vực tài chính tại cơ quan xếp hạng ICRA Ltd, nhận định yếu tố này sẽ giảm bớt áp lực tăng lãi suất huy động. Thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng sẽ được cải thiện.

Ông Srinivasan tin rằng khi tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và dòng tiền gửi vào ngân hàng có thể đồng nghĩa với việc lãi suất ngắn hạn trên thị trường giảm xuống khi các quỹ này được đầu tư vào chứng khoán chính phủ ngắn hạn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).