Ân xá hoàng gia - lối thoát của người bị kết án tử ở Malaysia

(Ngày Nay) - Nhà vua và người cai trị các bang ở Malaysia có thể ra lệnh khoan hồng cho người bị kết án tử hình.
 Đoàn Thị Hương bị cảnh sát áp giải vào tòa ở Malaysia
Đoàn Thị Hương bị cảnh sát áp giải vào tòa ở Malaysia

Đoàn Thị Hương ngày 1/3 bị tòa án ở Malaysia buộc tội giết người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol - giới chức Malaysia cho rằng người này là Kim Jong-nam, anh của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hương có thể lĩnh án tử hình nếu bị kết tội.

Án tử ở Malaysia được thực hiện bằng cách treo cổ. Ngoài biện pháp kháng cáo, tử tù ở Malaysia có thể thoát án bằng cách xin ân xá hoàng gia. Theo Phó thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi, từ năm 2010 đến tháng 2/2016, có 95 trong 829 tù nhân bị kết án tử hình đã được ân xá hoàng gia.

Chỉ có Nhà vua Malaysia và các Sultan (người cai trị các bang ở Malaysia) có quyền ra lệnh ân xá hoàng gia. Họ có thể ra lệnh xóa án hoàn toàn, giảm từ án tử xuống tù chung thân hoặc hoãn thi hành án.

Những người bị kết án tử hình có thể xin khoan hồng bằng cách nộp đơn kiến nghị lên Ban Ân xá, gồm Bộ trưởng Tư pháp Malaysia, người đứng đầu chính quyền bang và tối đa ba thành viên do Nhà vua chỉ định, theo Ask Legal.

Theo Điều 42 của Hiến pháp Liên bang Malaysia, Nhà vua có thẩm quyền ân xá đối với hành vi phạm tội xảy ra ở vùng lãnh thổ liên bang, gồm Kuala Lumpur, Putrajaya và Labuan. Đối với tội ác tại các bang khác, Sultan của bang đó có toàn quyền quyết định.

Về cơ bản, không có quy định cố định nào về quá trình xin ân xá hoàng gia, cũng không có thời hạn để Nhà vua hay Sultan ra quyết định khoan hồng. Truyền thông địa phương cũng ít đưa tin về các trường hợp được khoan hồng.

Khi ra quyết định, Nhà vua và Sultan có thể xem xét các yếu tố mà tòa án không sử dụng, chẳng hạn như tuyên bố vô tội của tù nhân hay sự bất công trong phán quyết. Tòa đưa ra bản án dựa vào các bằng chứng nhưng Nhà vua và Sultan có thể cân nhắc các yếu tố khác và quyết định dựa vào đánh giá của mình.

Nhà vua và Sultan không cần phải đưa ra lý do cho quyết định ân xá của mình. Quyết định của họ không thể bị thách thức tại tòa án.

Năm 2015, một phụ nữ Philippines có tên Jacqueline Quiamno đã thoát án tử hình sau khi bị kết tội buôn lậu ma túy ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Sultan của Selangor đã ân xá cô này sau khi nhận được đề nghị từ Đại sứ quán Philippines và gia đình cô.

Sultan của Johor, Ibrahim Almarhum Sultan Iskandar, năm ngoái giảm án cho 4 người bị kết án tử hình xuống còn tù chung thân. 4 người này bị kết tội giết người và buôn bán ma túy.

David Wang bị bắt năm 1984 và lĩnh án tử hình năm 1989 vì buôn ma túy. Sau khi kháng cáo thất bại lên tòa án liên bang năm 1996, Wang đã viết thư cho Sultan của Terengganu. Hai năm sau, án tử của anh này được giảm xuống còn tù chung thân (tù chung thân ở Malaysia có mức ngồi tù tối thiểu khi đó là 20 năm, hiện giờ là 30 năm). Anh ta được thả vào năm 1998, khi mới chỉ ngồi tù 14 năm, nhờ có biểu hiện tốt.

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.