Hy Lạp đã áp đặt lệnh kiểm soát vốn vào ngày 29/6. Mức kiểm soát này sẽ giới hạn người Hy Lạp chỉ rút được tối đa 60 euro/ngày, ngăn chặn việc thanh toán quốc tế. Kể từ đó, người dân và doanh nghiệp ở Hy Lạp đã bắt đầu mất quyền truy cập vào một số dịch vụ internet phải trả tiền như: iTunes, iCloud, và các ứng dụng khác.
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã gửi thông tin trong thư điện tử tới những khách hàng, một trong số đó được công bố trên trang blog chuyên về iPhone của Hy Lạp Greek blog iPhoneHellas.
Apple mở iCloud cho khách hàng thêm 30 ngày mà không kèm theo bất cứ chi phí nào. |
"Để tránh việc gián đoạn dịch vụ iCloud của bạn trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và để đảm bảo rằng bạn có quyền truy cập vào nội dung của bạn, chúng tôi đã mở rộng kế hoạch lưu trữ iCloud của bạn thêm 30 ngày không kèm thêm chi phí nào”, email này cho biết.
Người Hy Lạp cũng đang giúp Apple bằng cách sử dụng những đô la cuối cùng của họ để mua các thiết bị tiện ích trong đó có rất nhiều máy tính Mac, họ hy vọng sẽ bán lại được khi nền kinh tế được cải thiện.
Động thái của Apple càng nhấn mạnh khó khăn thực tế với những người dân Hy Lạp, đối tượng đang trở thành tâm điểm của những ánh mắt quốc tế cũng như hy vọng một sự thay đổi trong nền kinh tế nước này cùng một gói cứu trợ vững chắc.
Apple không phải là công ty duy nhất đưa ra những chương trình miễn phí cho người dùng Hy Lạp. Google đã cung cấp một thời gian gia hạn cho khách hàng Hy Lạp đến ngày 1.8. Các dịch vụ khác như Buffer cũng cung cấp truy cập miễn phí cho đến khi tình hình Hy Lạp được giải quyết.
Theo thông tin vừa được trang Bloomberg công bố, Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về những cải cách cần thiết để bàn về gói cứu nợ thứ 3 trong 5 nămvà sẽ vẫn ở lại liên minh châu Âu.
Thủ tướng Hy Lạp là Alexis Tsipras cuối cùng đã chấp thuận những yêu cầu khắt khe từ phía chủ nợ sau 17 giờ đàm phán tại hội nghị thưởng đỉnh khu vực châu Âu diễn ra ở Brussels, Bỉ.
Hoàng Thúy (t/h)
>>> Xem thêm:
Kinh tế Trung Quốc 'lao đao' vì chứng khoán