Ba khía Cà Mau

Khi biết tôi về Cà Mau, Nghĩa đang hớt tóc, bỗng dừng kéo và dặn: “Đừng quên ăn món ba khía, anh ha”!
Ba khía Cà Mau

Nghĩa người Đầm Dơi (Cà Mau). Lên TP Hồ Chí Minh thuê tiệm làm nghề hớt tóc ở Bình Quới (Bình Thạnh) đã mấy năm. Tôi cũng là khách hàng của Nghĩa. Khi tôi khoe sắp về Cà Mau mấy ngày. Trúng phóc con người dưới quê lên thành phố kiếm đồng tiền và nhớ quê, Nghĩa dặn tôi, về đó ăn món ba khía. Vài khách ngồi chờ đến lượt hớt tóc bên cạnh thêm chuyện. Cà Mau thiếu chi thứ ngon: cua, cá thòi lòi, tôm tít, rùa rang muối… Ăn chi con ba khía! Qua gương soi, thấy mặt Nghĩa sậm lại. Có vẻ như Nghĩa không thích ai đó hắt hủi món ăn này.

Ba khía Cà Mau - anh 1

Ba khía Cà Mau

Dì Tư lái đò trên sông Gành Hào chảy qua thành phố Cà Mau. Chỗ kiếm sống của dì là mé chợ bên sông. Đã bao năm mưa dầm, nắng dãi, dì vẫn khua chèo bến nước sớm hôm đưa khách sang sông. Dì nằm lòng từng mốc thay đổi của thị xã này. Dì kể, trước thành phố nhỏ như thị trấn Cái Nước, Đầm Dơi. Rồi người tới, dân dưới quê lên, thêm nhà máy, thêm cơ sở sản xuất. Đường phố cứ kéo dài ra, thành thử ở đây bao năm trời, từ hồi còn nhỏ xíu mà giờ còn lộn đường.

Mang món ăn mà tôi ấp ủ từ trước khi về đây đem ra chuyện cùng, dì Tư kể, con ba khía hồi trước chỉ làm mắm, ăn với cơm nguội, gắn với cuộc sống nhà nghèo, nhưng ăn là ghiền (nghiện) luôn. “Dì ơi, con từng ăn cái món ba khía muối trộn với cháo trắng, cháo lá dứa, khi ngậm cái càng ba khía trong miệng, lúc đầu nó chát, nó cay, tại sao khi thịt ba khía tan trong lưỡi, ngọt ngậy thấm tháp?”. Dì Tư giải thích, đó là món ăn mới. Trước đây mấy năm, dì thấy biển đề món ăn này ở trên phố cũng phân vân. Không hiểu món ăn này có đồng dạng với nhau? Bởi cháo thì mềm, ba khía thì cứng. Thứ mềm, thứ cứng, thứ nước, thứ khô cứ lộp cộp trong mồm. Vậy mà ăn thử cũng thấy nó hạp, nó có lý do để tồn tại.

Phong là người quê ở huyện Hồng Dân, lên thành phố Cà Mau lái xe cho công ty du lịch. Vừa dẫn chúng tôi đi thưởng thức món ba khía nấu chao, rang mỡ hành, rang me, Phong vừa kể: Hồi nhỏ ở quê, những buổi đi học, đi làm đồng về, đói bụng chưa có cơm. Nhà có củ khoai luộc nguội. Vào lu múc chén mắm ba khía ăn với khoai nguội vậy mà cũng ngon. Ở quê bây giờ, ba khía cũng phải mua, chứ hồi trước thì ra rừng đước, rừng tràm là bắt được, ăn không hết còn cho nhau. Những ngày tháng đầu mùa mưa, ba khía bu bám trong gốc mắm, gốc đước chỉ việc xúc về. Bây giờ thì phải đốt đèn, lội rừng nhặt từng con.

Con ba khía như một động lực tiếp sức để Nghĩa quyết tâm theo học nghề tóc. Nghĩa kể, năm đó từ Đầm Dơi lên thành phố Cà Mau học nghề. Nghĩa đem theo lọ mắm ba khía, buổi sáng dậy thổi cơm ăn. Tối về nhà trọ lại cơm nguội với mắm ba khía. Khi học thành nghề rồi, Nghĩa xin phụ việc tiệm tóc ở TP Hồ Chí Minh để nâng cao kỹ năng. Thỉnh thoảng, có khách vô tiệm hớt tóc, chuyện đủ thứ, nhưng khi họ chê ba khía là lại thấy buồn. Với những ai đã từng gắn bó với đồng, đìa theo xuồng ngược xuôi và khi xa đồng, mỗi khi hồi tưởng, lại nhớ món mắm ba khía.

Với người miền tây nói chung và người Cà Mau nói riêng thì món ba khía muối là món chủ đạo, khó quên. Phong bảo, bắt con ba khía nói vậy mà cũng cực lắm, không phải chuyện lội bùn mà đối phó đám muỗi rừng, bù mắc. Tháng 7, tháng 8 âm lịch là mùa ba khía đẻ trứng. Chúng bám đầy gốc cây.

Muối ba khía cũng phải có tay nghề, nếu làm vụng thì ra mắm thúi. Bà Lành bán ba khía muối ở chợ Cà Mau cho hay, phải ngâm ba khía trong nước sạch, khoắng hết bùn đất, rửa lại bằng nước muối sạch. Pha nước muối cũng vừa đủ độ mặn. Cách thử nước muối đủ độ mặn cũng bằng kinh nghiệm truyền nhau. Cho mấy hạt cơm nguội vô chậu nước muối, cơm nổi là nước muối đủ độ mặn. Cho ba khía vào nước muối ướp, ép lá dừa cho chìm chừng năm ngày mang ra ăn. Khạp muối ba khía để tránh xa giọt mưa, mắm không bị trở (bốc mùi). Cách ăn thì có thể chế biến tùy vị từng người, từng nhà. Cho tỏi, ớt, đường nước cốt chanh vào trộn đều để qua đêm ăn là ngon nhứt.

Ba khía giống cua đồng nhưng vì nó ăn trái mắn, ở trong bùn cho nên có mầu đen. Trên lưng ba khía có ba cái gạch, căn cứ trên hình dạng này người dân miền tây gọi là ba khía. Ba khía gắn với đời sống dân sinh miệt vườn, quê kiểng. Người có định kiến thường dùng từ ba khía chê quê! Với những vị khách phương xa về Cà Mau, nhìn những sề, những chậu đựng ba khía, ắt hẳn có cảm giác ái ngại. Nhưng với người nơi này, đã sống từ thưở xưa khai hoang, đã quen mắt với những gì dân dã, nhìn những sề ba khía bày bán ở chợ đã ứa nước miếng vì thèm.

Nức danh ẩm thực ở thành phố Cà Mau là món mắm ba khía “ăn một lần nhớ mãi”. Mắm ba khía có thể để suốt năm. Tôi vẫn nhớ cái cảm giác lần đầu ăn ba khía. Bỏ cái càng ba khía vào mồm, định nhai ngấu nghiến. Người bạn không cho nhai mà khuyên cứ để yên trong miệng, cháo trắng sẽ thấm vào ba khía. Ba khía sẽ tan vào cháo trắng. Tôi đã làm theo, và một lần ăn, một lần nhớ mãi cái hương vị ba khía.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Xem trung thu ở các nước châu Á có gì lạ?

- Những món ăn Việt được nhắc tên nhiều trên báo Tây

- Hà Nội và Sài Gòn - điểm đến hấp dẫn có chi phí rẻ trong tháng 9

15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.