Ba kịch bản phòng chống virus corona của ngành giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phương án xử trí các tình huống diễn biến của dịch bệnh do virus corona có thể xảy ra trong các cơ sở giáo dục.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 2-2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho hay bộ này đã đề xuất Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND các tỉnh/TP là địa phương do Thủ tướng công bố dịch trước tiên theo Quyết định số 173/QĐ-TTg là 3 địa phương: Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non và học sinh tiểu học, THCS, THPT nghỉ học từ ngày 3-2 cho đến khi có thông báo của cấp có thẩm quyền và bố trí học bù vào thời gian thích hợp.

Phải báo cáo hằng ngày

"Đối với các tỉnh, TP chưa công bố dịch, Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND các tỉnh/TP quyết định việc nghỉ học của học sinh trên cơ sở tham mưu đề xuất của sở GD-ĐT và sở y tế" - ông Nguyễn Hữu Độ nói tiếp và khẳng định quyết định cho các trường nghỉ học hay không là thẩm quyền của lãnh đạo các địa phương. Bộ GD-ĐT đóng vai trò đề xuất Thủ tướng chỉ đạo.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD-ĐT đã lập đường dây nóng yêu cầu hằng ngày giám đốc sở GD-ĐT, lãnh đạo các trường, ĐH, CĐ, trung cấp báo cáo nhanh tình hình phòng chống dịch bệnh. Có 3 kịch bản đã được xây dựng. Cụ thể, tình huống 1: chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học. Với tình huống này, sẽ tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong toàn ngành giáo dục; các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan theo dõi tình hình, tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp.

Tình huống 2: khi xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập trường học thì ngành giáo dục phối hợp ngành y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc. Tích cực xử lý triệt để các ổ dịch.

Tình huống 3: khi dịch bệnh lây lan trong trường học, Ban Chỉ đạo sẽ phối hợp ngành y tế triển khai phòng chống; khoanh vùng ổ dịch và cho học sinh, sinh viên nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết, phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục có ổ dịch; phối hợp ngành y tế giám sát các ca bệnh, triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; phối hợp ngành y tế tổ chức thường trực, phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

Nhiều địa phương chủ động cho nghỉ học

Cuối chiều 2-2, Sở GD-ĐT TP HCM đã thông báo cho học sinh toàn TP nghỉ học thêm một tuần.

Trước đó, một số trường tư thục và quốc tế trên địa bàn đã thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 9-2. UBND TP HCM đã quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ thêm một tuần sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Như vậy, học sinh sẽ trở lại trường học vào ngày 10-2.

Trước khi có thông báo từ UBND TP HCM, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 3, cho biết quận này đã cho 1.556 học sinh của 3 trường gần khu vực khách sạn có Việt kiều được phát hiện dương tính với nVoC lưu trú, nghỉ học đến hết ngày 9-2.

Sở GD-ĐT TP HCM khuyến cáo học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học…

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, đã ký công văn hỏa tốc gửi tất cả phòng GD-ĐT, các trung tâm, trường học trên địa bàn cho học sinh tất cả cấp học được nghỉ học 1 tuần từ ngày 3-2 và sẽ có kế hoạch dạy bù trong thời gian thích hợp.

Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cũng đã yêu cầu các trường THCS, THPT… nghỉ học đến hết ngày 5-2; khối mầm non, tiểu học nghỉ đến hết ngày 7-2. Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh cũng chỉ đạo tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn lùi lịch học ít nhất 1 tuần. Thời gian học sinh tại tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang được nghỉ học là đến ngày 8-2, tỉnh Sóc Trăng là hết ngày 4-2.

Tính đến 20 giờ 30 phút ngày 2-2, 19 tỉnh/TP học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Trong đó, 15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ 1 tuần (từ ngày 3 đến 9-2) gồm: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội, Long An, Kiên Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Hà Giang, Đồng Nai (riêng học sinh TP Biên Hòa nghỉ 2 ngày 3 và 4-2); 2 tỉnh cho học sinh nghỉ 2 ngày (3 và 4-2) gồm: Hậu Giang, Cao Bằng; 1 tỉnh cho học sinh nghỉ 3 ngày (3, 4, 5-2) là Tiền Giang; 1 tỉnh cho học sinh nghỉ học từ ngày 3-2 đến khi có thông báo mới là Khánh Hòa.

Bộ GD-ĐT đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng của bộ để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra: 078.678.3535.

Theo Người Lao động
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.