Ba Lan, EU đạt thỏa thuận áp trần giá dầu mỏ của Nga ở mức 60 USD/thùng

0:00 / 0:00
0:00
Đại sứ Ba Lan tại Liên minh châu Âu (EU) Andrzej Sados ngày 2/12 thông báo nước này đã nhất trí với thỏa thuận của khối áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng, qua đó cho phép EU hướng tới mục tiêu chính thức thông qua thỏa thuận vào cuối tuần này.
Ba Lan, EU đạt thỏa thuận áp trần giá dầu mỏ của Nga ở mức 60 USD/thùng

Ba Lan đã trì hoãn phê duyệt thỏa thuận để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh nhằm giữ mức trần thấp hơn giá thị trường. Vacsava thúc đẩy những cuộc đàm phán để mức giá trần càng thấp càng tốt với mục tiêu cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga. Đại sứ Sados cho biết cơ chế trong thỏa thuận cuối cùng sẽ giữ mức giá trần thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. Theo ông, EU hiện có thể ban hành văn bản để tất cả 27 quốc gia thành viên chính thức phê duyệt thỏa thuận và công bố trong ngày 4/12 tới, một ngày trước khi lệnh cấm vận của của EU đối với dầu mỏ của Nga chính thức có hiệu lực.

Giới hạn giá đối với dầu mỏ của Nga là ý tưởng được Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất nhằm giảm thu nhập của Moskva từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12. Giới hạn giá của G7 sẽ cho phép các quốc gia ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga bằng cách sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và hàng hải của phương Tây, miễn là các nước này không thanh toán ở mức giá cao hơn so với giới hạn được đưa ra.

Mức giới hạn ban đầu do G7 đề xuất là 65-70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh. Vì dầu thô Urals của Nga đã được giao dịch thấp hơn mức giá này nên Ba Lan, Litva và Estonia thúc đẩy hạ giá trần xuống thấp hơn. Nội bộ EU đã tranh luận suốt nhiều ngày về các chi tiết, trong đó bổ sung những điều kiện khác vào thỏa thuận. Một số nguồn thạo tin tiết lộ phương Tây sẽ xem xét lại mức giá trần vào giữa tháng 1/2023 và sau đó thực hiện công tác đánh giá theo tần suất lại 2 tháng/lần.

Phản ứng trước động thái của EU, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 30/11 cho rằng chính sách áp giá trần đối với dầu mỏ của nước này có thể làm phức tạp thêm tình hình thị trường toàn cầu và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mọi quốc gia.

Bà Zakharova nhấn mạnh “chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các biện pháp như vậy không chỉ là một cơ chế phi thị trường mà còn là chống lại thị trường, phá hủy chuỗi cung ứng và có thể làm phức tạp đáng kể tình hình trên thị trường năng lượng toàn cầu”. Người phát ngôn trên tuyên bố Nga sẽ không cung cấp dầu mỏ cho các quốc gia ủng hộ sáng kiến chống lại Moskva này. Theo bà, đây là hành động nhằm vào Nga nhưng có thể tác động đến nhiều nước khác.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.