Bắc Kinh lên án chiến lược mới của Đức về Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước đó, Đức tuyên bố sẽ giảm quy mô thương mại với Trung Quốc và cố gắng đa dạng hóa các đối tác khác.
Bắc Kinh lên án chiến lược mới của Đức về Trung Quốc

Đáp lại, Trung Quốc đã chỉ trích chiến lược mới của Đức về quan hệ với quốc gia châu Á này, mô tả nó là “phản tác dụng”, sau khi Berlin tuyên bố rằng họ sẽ giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi về chiến lược vừa được Berlin công bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 14/7 khẳng định tại buổi họp báo một ngày sau đó rằng chính sách mới sẽ chỉ gây tổn hại cho quan hệ song phương, đồng thời nói rằng Bắc Kinh muốn coi Berlin là đối tác hơn là đối thủ.

“Chúng tôi tin rằng việc cạnh tranh và thực hành chủ nghĩa bảo hộ dưới danh nghĩa 'giảm thiểu rủi ro' và 'giảm thiểu sự phụ thuộc', đồng thời làm quá mức khái niệm an ninh và chính trị hóa sự hợp tác bình thường là phản tác dụng. Những động thái như vậy sẽ chỉ tạo ra rủi ro”, ông nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng cách tiếp cận của Đức sẽ làm trầm trọng thêm sự phân rẽ thế giới.

Được Bộ Ngoại giao Đức công bố hôm 13/7, chiến lược mới của Berlin đánh giá Trung Quốc là “đối thủ chiến lược” và kêu gọi cắt giảm thương mại với nước này.

Tài liệu dài 40 trang cáo buộc Bắc Kinh đang cố gắng khiến các quốc gia khác “phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc”.

Nó lưu ý rằng Đức phụ thuộc vào Trung Quốc trong một số lĩnh vực, bao gồm kim loại và các nguyên tố đất hiếm, công nghệ y tế và dược phẩm, cũng như công nghệ thông tin và các sản phẩm được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn.

Với thương mại song phương tăng vọt lên mức kỷ lục 337 tỷ USD vào năm 2022, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.

Nhận xét về chiến lược này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết mục tiêu không phải là “ngắt kết nối” với nền kinh tế Trung Quốc, mà chỉ nhằm tránh sự phụ thuộc quan trọng trong tương lai. Ông nói thêm rằng chính quyền của ông phải đáp trả “lập trường công kích nhiều hơn” của Bắc Kinh trong những năm gần đây, đồng thời kêu gọi một “khuôn khổ mới” cho các mối quan hệ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục tuyên bố rằng sự hợp tác với Berlin vượt xa sự cạnh tranh và bày tỏ hy vọng rằng Đức sẽ áp dụng một chính sách hợp lý và thực tế đối với Trung Quốc.

Mặc dù nhấn mạnh những lo ngại về Trung Quốc, chiến lược mới của Đức cũng bao gồm các kế hoạch tăng cường hợp tác với Bắc Kinh, cho rằng nước này tiếp tục là “đối tác không thể thiếu” trong các vấn đề từ biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, giảm thiểu và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.