Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Được ép từ trà Shan tuyết cổ thụ, bánh trà cổ 12 con giáp của Shanam là món quà tết tinh tế, quý giá, giàu ý nghĩa, được người tặng và người nhận quà trân quý.
Bánh trà cổ hình con giáp của năm Tân Sửu
Bánh trà cổ hình con giáp của năm Tân Sửu

Dược liệu quý cho sức khoẻ

Bánh trà cổ Shanam có hai dòng: trà sống (sinh trà) và trà chín (thục trà). Đây là sản phẩm mới, độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam do công ty Công Ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (chủ sở hữu thương hiệu trà Shanam) nghiên cứu, sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc thương hiệu trà Shanam, nhờ công nghệ riêng có của công ty và kinh nghiệm làm trà lâu năm, trà lên men sống tự nhiên hay diệt men thành trà chín của Shanam đều giữ nguyên phong vị thuần Việt, sạch, lành, tốt cho sức khoẻ.

Bánh trà cổ Shanam được ép chặt, mặt ngoài phủ một lớp nhựa (cao) trà, mùi trà thoang thoảng, rất dễ chịu. Nguyên liệu để ép bánh trà là búp shan tuyết cổ thụ được tuyển chọn và thu hái từ cây trà Shan tuyết cổ thụ từ 200-500 năm tuổi.

Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu ảnh 1

Khi đem ép bánh nội chất trong trà bao gồm các vitamin, amino acids, polyphenol, enzyme, chất chát tanin và vô vàn khoáng chất có trong trà vẫn tiếp tục “sống” (lên men), giúp nội chất của trà chuyển hóa tích cực theo thời gian, trở thành dược liệu quý cho sức khoẻ người dùng.

Uống trà ép bánh thường xuyên, người dùng có thể giảm cân, tăng sản sinh tế bào miễn dịch trong cơ thể, giảm cholesterol, chống oxy hoá, rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Việc ép trà thành bánh còn tiện cho việc bảo quản, chống khí hậu nồm ẩm, chống mốc, đồng thời trà tiếp tục lên men ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Màu xanh trong cánh trà ép bánh sẽ ngả thẫm dần theo thời gian.

Phẩm trà ép bánh trên thế giới được coi là một thức uống quý giá, một phong cách thưởng trà tinh tế, sành điệu.

Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu ảnh 2

Trà ép bánh còn được gọi là trà Phổ Nhĩ, xuất hiện từ thời “Con đường tơ lụa”. Cái “nôi” của sinh trà Phổ Nhĩ là Trung Quốc, Mông Cổ. Những lái buôn trà thời đó, đã nghĩ ra cách ép trà lá rời thành các bánh hình tròn (tượng trưng cho trời), hình vuông (tượng trưng cho đất) để vận chuyển và bảo quản.

Trà bánh để càng lâu vị càng ngon, hương càng nồng đượm, màu càng đẹp, càng quý giá (giá của loại trà này phụ thuộc vào thời gian lưu trữ - năm 2005, giá 500gr trà Phổ Nhĩ Vân Nam từng có giá tới 3 tỷ đồng). Những người chơi trà trên thế giới còn sưu tầm trà bánh, bảo quản trong chum hoặc trưng bày ở nơi thoáng mát, rồi đem ra bán đấu giá.

Giới sành trà đã ghi nhận, có những bánh trà cổ được bán đấu giá lên tới cả tỷ đồng, đây cũng là loại trà đắt nhất thế giới.

Quà tết tinh tế cho người sành điệu

Trong phẩm trà ép bánh của Shanam, nguyên liệu khi tuyển lựa từ các vùng trà Shan cổ thụ ở bốn tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… đã đáp ứng tiêu chí về nội dung cho sản phẩm, với các yếu tố: Cây nguyên sinh, bản địa, sạch, đậm tính vùng miền, khác biệt hương vị.

Công đoạn để có được thương phẩm trà ép bánh chuẩn chất lượng, rất tỉ mỉ, công phu, người làm trà Shanam phải lựa chọn trà từ những cây trà cổ thụ, hàng trăm năm tuổi. Người dân bản địa sẽ đi vào vùng trà trên núi cao, hái khi trời còn đang sương sớm, những búp trà còn đọng sương và đầy lông tuyết.

Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu ảnh 3

Thiếu nữ Tà Xùa làm trà Shan Tuyết tại bản

Bánh trà cổ sống (sinh trà) được ép tươi, còn bánh trà cổ chín (thục trà) sẽ trải qua công đoạn sao trà. Trà sao vẫn còn giữ được một lượng nước vừa đủ chứ không sao khô như trà móc câu bình thường, tôn lên hương vị, nội chất tiềm tàng trong trà. Trà chín đem lại cảm giác của hương vị trà sống để lâu năm.

Cả bánh trà cổ sống và chín sau khi ép bánh đều tiếp tục lên men tự nhiên, tạo ra những tác dụng hữu ích cho cơ thể.

Ở niên vụ 2020, người làm trà Shanam đặc biệt phát triển sản phẩm bánh trà có tạo hình độc đáo từ 12 con giáp.

Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu ảnh 4

Bánh trà cổ hình con chuột, tượng trưng cho người tuổi Tý.

Bộ bánh trà cổ 12 con giáp được ép từ trà sống hoặc trà chín, mặt bánh trà tạo hình 12 linh vật đại diện cho 12 con giáp lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi. Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Bộ bánh trà cổ 12 con giáp với thiết kế đường nét, hình khối tối giản, một mặt bánh trà thể hiện thần thái, tính cách từng con giáp, mặt còn lại là đường phân ô, đẹp về mỹ thuật tạo hình, tiện dụng khi dễ dàng tách rời mà không cần dụng cụ chuyên dụng.

Các bánh trà có lớp giấy bọc là giấy gió, sản xuất thủ công, dùng để gói trà vừa chống ẩm vừa có độ hở tuyệt vời để trà tiếp tục “thở’ (lên men), giúp nội chất của trà chuyển hóa tích cực theo thời gian.

Những người sành trà lưu trữ trà bánh trong các chum sành hoặc đặt lên kệ gỗ trưng bày nơi thoáng mát.

Trà bánh được pha mộc mạc với nước sôi 90 độ, không cầu kỳ như pha trà đạo. Sau khi ủ trà khoảng 15 giây là uống được nước đầu. Trà có vị chát dịu, hậu vị sâu, độ ngọt thanh lưu luyến kéo dài sau khi uống. Hương trà thơm dịu, nổi bật thanh tươi của trà xanh hoang dã, thoảng hương các loài phong lan rừng. Nếu để qua năm, hương trà sẽ có hương dịu ngọt mùi quả chín.

Bánh trà cổ 12 con giáp: quà tết tinh tế cho người sành điệu ảnh 5

Trà có vị chát dịu, hậu vị sâu, độ ngọt thanh lưu luyến kéo dài sau khi uống.

Bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc thương hiệu trà Shanam cho biết, đây là lần đàu tiên bộ bánh trà cổ 12 con giáp xuất hiện trên thị trường trà Việt, là dấu mốc quan trọng cho thấy Việt Nam có thể làm ra loại trà bánh ép như trà Phổ Nhĩ, chất lượng không thua kém các loại trà Phổ Nhĩ nổi tiếng đắt đỏ trên thế giới.

Ngay sau khi ra mắt, bộ bánh trà cổ 12 con giáp đã chinh phục người yêu trà và được đặt nhiều để làm quà biếu sang trọng, ý nghĩa cho dịp tết Tân Sửu sắp tới.

Sở hữu một bánh trà cổ theo tuổi hoặc theo con giáp của năm chính là cách “chơi tết, ăn tết” sành điệu của những người tinh tế.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.