Báo cáo về vai trò của thiên nhiên và nước tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc

[Ngày Nay] - Một sự liên kết mật thiết giữa con người, thiên nhiên và nước đã được giới thiệu tại Liên hợp quốc vào ngày 24/9. Trong khuôn khổ phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Trung tâm Thiên nhiên vì cuộc sống (Nature for Life Hub) đã phản ánh những biến đổi hệ thống thiết yếu mà chúng ta phải xem xét nếu muốn thay đổi hiện trạng tổn thất đối với tự nhiên.
Nước tự nhiên có vai trò quan trọng đối với con người.
Nước tự nhiên có vai trò quan trọng đối với con người.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã tham gia cuộc trò chuyện để chia sẻ một số giải pháp dựa vào thiên nhiên do UNESCO đưa ra nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nguồn nước cho tất cả mọi người.

“Chu trình thủy văn dạy chúng ta rằng nước là hữu hạn. Nước tan chảy, bay hơi, ngưng tụ và lưu thông - nhưng nó không được tạo ra. Tuy nhiên, nhu cầu của con người về nước là không có hạn. Khi COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, nghịch lý này - về nguồn tài nguyên hữu hạn và nhu cầu ngày càng tăng - đã thể hiện rất rõ”, Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO nói.

Thiên nhiên đóng một vai trò cơ bản trong việc đảm bảo rằng 7,6 tỷ người trên thế giới có đủ nước để uống, nuôi trồng thực phẩm và duy trì các điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước toàn cầu, cứ 3 người thì có 1 người sống không có nước sạch. Đến năm 2050, ước tính tới 5,7 tỷ người có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ở một mức độ nào đó, điều này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến việc thực hiện các quyền của con người.

Báo cáo Phát triển nước Thế giới năm 2018 đã chứng minh rằng làm việc với thiên nhiên giúp cải thiện việc quản lý tài nguyên nước, giúp đảm bảo an ninh nguồn nước cho tất cả mọi người và hỗ trợ các khía cạnh cốt lõi của phát triển bền vững.

Báo cáo về vai trò của thiên nhiên và nước tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ảnh 1

Các hệ sinh thái tự nhiên lành mạnh đóng một vai trò quan trọng để tăng chất lượng và nguồn nước sẵn có, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán. Sử dụng các giải pháp dựa trên tự nhiên, sử dụng hoặc bắt chước các quy trình tự nhiên để quản lý nước có hiệu quả và giúp giảm chi phí.

Chương trình Thủy văn Liên chính phủ của UNESCO đã áp dụng các giải pháp thủy văn sinh thái dựa vào tự nhiên trong hơn 20 năm. 26 công trình ở 19 quốc gia trên thế giới đã có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương để đảm bảo tính bền vững của chương trình.

Ví dụ, ở Ethiopia, hồ chứa Burkitu đã được khôi phục bằng cách sử dụng các giải pháp thủy sinh học. Kết quả là, hồ chứa này, vốn đã bị ô nhiễm do nông nghiệp thâm canh, hiện là nguồn cung cấp nước uống thay thế cho thành phố Asella.

Sinh thái học cũng có thể được sử dụng để bảo vệ các di sản liên quan đến nước. Ở Ecuador, phương pháp tiếp cận sinh thái học đối với hệ thống nước cổ của Los Paltas đã giúp cung cấp nước cho thành phố Catacocha, nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Bosques de Paz. Các vùng đất ngập nước ở địa phương đã được khôi phục và các con đê nhỏ được xây dựng để thu và giữ nước mưa. Dự án này cũng dẫn đến việc phát hiện ra các hình khắc trên đá, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và nước.

Bài phát biểu của bà Audrey Azoulay đưa ra các giải pháp cần thiết để khôi phục mối quan hệ giữa con người và môi trường nhằm duy trì sự liên kết, tạo ra một nền văn hóa nước mới và xây dựng tương lai mà chúng ta mong muốn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).