Báo Đức viết về mô hình chống COVID-19 của Việt Nam

Dù có chung biên giới với Trung Quốc, Việt Nam cho đến nay đã tránh được những tàn phá khủng khiếp do COVID-19 gây ra như ở châu Âu và Mỹ, nhờ kết hợp các yếu tố gồm hành động quyết liệt sớm, xét nghiệm diện rộng, cách ly quyết liệt và đoàn kết xã hội.
Một người đàn ông đi qua tấm áp phích kêu gọi người dân đoàn kết chống COVID-19. (Ảnh: Xinhua)
Một người đàn ông đi qua tấm áp phích kêu gọi người dân đoàn kết chống COVID-19. (Ảnh: Xinhua)

Đó là nhận xét trong bài viết của hãng thông tấn Đức DPA và được đăng lại trên báo Hong Kong SCMP.

Chỉ có vài trăm ca mắc COVID-19, Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Số liệu thống kê chính thức cho thấy hiện hơn 75.000 người đang phải cô lập hoặc cách ly. Việt Nam đến nay đã thực hiện hơn 121.000 xét nghiệm, trong đó 260 trường hợp được phát hiện dương tính.

Và Việt Nam chưa có ca tử vong nào do COVID-19, tỷ lệ lây nhiễm cũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Singapore và thậm chí Đài Loan (Trung Quốc), dù Đài Loan được ca ngợi nhiều trên truyền thông quốc tế vì cách phản ứng hiệu quả với dịch bệnh.

Ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, tin rằng phản ứng sớm của Việt Nam là yếu tố quan trọng. 

“Việt Nam phản ứng với dịch bệnh từ rất sớm và chủ động. Diễn tập đánh giá rủi ro đầu tiên được thực hiện ngay từ đầu tháng 1 – không lâu sau khi Trung Quốc bắt đầu báo cáo dữ liệu ra bên ngoài”, DPA dẫn lời ông Park.

Việt Nam nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 dưới sự chỉ đạo một Phó Thủ tướng và “ngay lập tức” triển khai kế hoạch phản ứng quốc gia, ông Park nói thêm.

Dù có số ca nhiễm ít, Việt Nam thực hiện cách ly cả nước từ ngày 1/4, nhanh hơn và quyết liệt hơn so với ở Anh và Italy. 

DPA nhận định, phần lớn sự thành công của Việt Nam là nhờ đoàn kết xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây ví những nỗ lực kiểm soát virus của Việt Nam là “cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 2020” để so sánh với cuộc tấn tấn công Tết Mậu thân 1968. 

DPA dẫn lời nhà kinh tế học Nguyen Van Trang ở Hà Nội nói rằng bố mẹ cô chưa từng thấy mức độ tuân thủ, kỷ luật và đoàn kết xã hội mạnh mẽ như vậy ở Việt Nam từ khi chiến tranh kết thúc.
Các trường học ở Việt Nam đóng cửa từ tháng 1, cách ly diện rộng từ ngày 16/3. Từ đó, hàng chục ngàn người về từ các nước có dịch nghiêm trọng phải cách ly bắt buộc trong các trung tâm kiểu quân sự. Từ ngày 25/3, các chuyến bay quốc tế đều phải dừng. 

Chưa biết khi nào các biện pháp đó được nới lỏng. Phần lớn các chuyến bay nội địa, tàu và xe buýt đều dừng hoạt động, và bất kỳ ai rời Hà Nội đều phải cách ly khi về bất kỳ tỉnh nào khác. 
Việt Nam là nước đầu tiên ngoài Trung Quốc có ca mắc SARS năm 2003, nhưng cũng là nước đầu tiên được WHO xác nhận đã loại bỏ dịch bệnh này, DPA viết.

Quy trình tầm soát từng lớp của Việt Nam cũng chứng tỏ vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống virus.

“Lớp đầu tiên là cách ly và điều trị tại bệnh viện cho những người được xác nhận nhiễm virus hoặc những người có triệu chứng nghi nhiễm”, ông Park nói.

Bất kỳ ai có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đều phải cách ly bắt buộc. Biện pháp này mở rộng cả với những người tiếp xúc với người tiếp xúc, nghĩa là họ phải tự cách ly, ông Park giải thích. 

Ở lớp cuối cùng, các khu dân cư, tuyến phố hoặc toà nhà nơi có ca bệnh cũng phải cách ly. 
Các biển khuyến cáo ở TP Hồ Chí Minh cảnh báo những người không đeo khẩu trang mà lây bệnh cho người khác có thể chịu án tù lên đến 12 năm.

Ngày 10/3, một người đàn ông Việt Nam bị phạt 9 tháng tù vì quyết không đeo khẩu trang.
Dù những biện pháp chặt chẽ đó đã chuyển thành kết quả tương đối thành công, vẫn phải chờ xem liệu Việt Nam hay các nước áp dụng biện pháp tương tự có thể kiểm soát virus lâu dài hay không, DPA nhận định. 

“Chúng tôi không thể dự đoán, nhưng có thể khẳng định diễn biến của đại dịch sẽ được quyết định bởi hành động của những nước, trong đó có Việt Nam, đang thực hiện”, ông Park nói.

Theo Tiền Phong
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.