Theo tờ báo có tên Mourréal đưa tin, hai ngư dân tên là Rene Kirouac và Raymond Bergeron sinh sống tại làng St-Ulric Gaspésie, tỉnh Quebec, Canada mới đây đã vừa tình cờ đánh bắt được một con tôm có kích thước khổng lồ.
Con tôm khổng lồ nặng 145kg theo tờ được đăng tải trên tờ báo Mourréal.
Con tôm này được hai ngư dân đánh bắt tại khu vực sông Mattane và St.Lawrence. Nó dài 2,80m và nặng hơn 145kg. Với kích thước ấy, nó trở thành con tôm nặng và dài nhất trên thế giới hiện nay.
Được biết, hiện tại, con tôm khổng lồ này đã được đưa đến Đại học Quebec để tiến hành nghiên cứu và lấy các số đo chính xác của nó.
Giáo sư Denis Langevin - làm việc tại Đại học Quebec - cho hay, đây là lần đầu tiên ông thấy có một con tôm khổng lồ như vậy được đánh bắt ở vùng này. Nó có kích thước quá lớn, trong khi những con tôm trưởng thành thông thường chỉ dài khoảng 15 - 16cm.
Tuy nhiên ngay lập tức bức ảnh đã được chứng minh là được chỉnh sửa dựa trên bức ảnh hai người đàn ông ôm con cá da trơn vào năm 2013.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là, khi lấy mẫu nghiên cứu từ dạ dày của con tôm khổng lồ này, Giáo sư Denis phát hiện ra rằng thức ăn mà nó ăn vào có cả loài cá, thậm chí cả thịt hải cẩu.
Một số tờ báo Việt Nam đã nhanh chóng đưa tin về câu chuyện kỳ lạ này. Tuy nhiên, thông tin về con tôm khổng lồ này đã nhanh chóng bị cho là giả mạo.
Theo đó bức ảnh mà tờ Mourréal đăng tải hai ngư dân ôm con tôm nặng 145kg lại hoàn toàn giống với bức ảnh hai người đàn ông ôm một con cá da trơn khổng lồ ở Ý vào năm 2013.
Người ta có thể dễ dàng nhận thấy khung cảnh phía sau và hai thợ câu trong bức ảnh con cá da trơn khổng lồ và bức ảnh con tôm khổng lồ chính là một.
Điều này chứng tỏ, bức ảnh tôm khổng lồ 145kg chỉ là một sản phẩm của photoshop và câu chuyện tôm ăn thịt hải cầu hoàn toàn không có thật.
Hơn nữa, ngoài báo Mourréal, không có bất kỳ tờ báo nào của Canada cũng như thế giới đưa tin về sự kiện này.
Được biết, thông thường tôm có chiều dài trung bình khoảng 8cm và đạt tối đa là 15 - 16cm. Chúng chỉ thường ăn các loài sinh vật phù du có trong môi trường nước. Vì vậy, tôm ăn hay hải cẩu ở Canada chỉ là câu chuyện đồn đại thất thiệt.
Minh Vũ