Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Số ứng cử viên nữ trúng cử cao kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản năm nay, có 181 ứng cử viên nữ ra tranh cử, cao nhất từ trước tới nay và chiếm tới 33,2% trong tổng số các ứng cử viên.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện tại Osaka, Nhật Bản ngày 10/7/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện tại Osaka, Nhật Bản ngày 10/7/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Một trong những điểm nhấn của cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản năm nay là có tới 35 ứng cử viên nữ trúng cử, tăng 7 ứng cử viên so với năm 2016 và tương đương năm 2019.

Kết quả này phản ánh sự thay đổi tuy chậm nhưng đang diễn ra dần dần trên chính trường Nhật Bản.

Thượng viện có tổng cộng 248 ghế, trong đó 50% số ghế sẽ được bầu lại theo định kỳ 3 năm một lần.

Trong cuộc bầu cử năm nay, có 181 ứng cử viên nữ ra tranh cử, cao nhất từ trước tới nay và chiếm tới 33,2% trong tổng số các ứng cử viên. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mục tiêu của chính phủ là nâng tỷ lệ ứng cử viên nữ lên 35% vào năm 2025.

Đáng chú ý, các đảng đối lập có tỷ lệ ứng cử viên nữ khá cao, trong đó đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) và đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) đều có tỷ lệ trên 50%, trong khi đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPFP) cũng ở mức trên 40%.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có tỷ lệ ứng cử viên thấp hơn khá nhiều, chỉ là 23,2%, cho dù đảng này vẫn đạt mục tiêu có 30% ứng cử viên nữ tranh cử trong hình thức đại diện tỷ lệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.