Bệnh tay chân miệng lây với tốc độ nhanh, Hà Nội đã ghi nhận vài ổ dịch

(Ngày Nay) - Nhiều trường hợp trẻ nhỏ ở Hà Nội xuất hiện dấu hiệu của tay chân miệng cấp độ 2 mới đây đã phải nhập viện điều trị.

Nhiều ca không rõ nguồn lây

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, thành phố đã ghi nhận 201 trường hợp mắc tay chân miệng. Số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong hai tuần gần đây. Hiện đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Sở Y tế Hà Nội nhận định, nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn thành phố là hiện hữu nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. 

Ghi nhận tại Bệnh viện E, trong ba tuần trở lại đây tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám tay chân miệng.

ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, riêng trong ngày 7/7, đã có bốn bệnh nhi phải nhập viện vì có biểu hiện của tay chân miệng cấp độ 2.

Khi phát bệnh ở mức độ 2 trở lên, bệnh nhân sẽ sốt li bì, giật mình, run tay chân, đi đứng loạng choạng. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn xuất hiện triệu chứng tại cơ quan hô hấp và tuần hoàn như suy tuần hoàn, phù phổi cấp,...

“Bốn trường hợp này đều là các bé trai 13-17 tháng có chung các biểu hiện như sốt cao 39-40 độ, nổi phỏng nước trên da và giật mình. Trong đó, một bệnh nhi có tình trạng giật mình 10 phút/lần trong đêm. Sau thời gian điều trị, sức khoẻ của các bé đã ổn định, tỉnh táo, hạ sốt và hết hiện tượng giật mình”, BS Quý cho hay. 

Đặc biệt, trong số bốn bệnh nhi này, ngoài một trường hợp xác định được nguồn lây nhiễm là người anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần thì các trường hợp còn lại đều không rõ nguồn lây.

Tay chân miệng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng hai khoảng thời gian xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất là tháng 4-6 và tháng 9-10, nguồn tin của báo Nhân Dân cho biết.

Bệnh tay chân miệng lây với tốc độ nhanh, Hà Nội đã ghi nhận vài ổ dịch ảnh 1

ThS, BS Trương Văn Quý đang khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. - Ảnh: Nhân Dân

Nên cách ly tối đa trẻ mắc bệnh

Theo bác sĩ Quý, tay chân miệng dễ lây lan với tốc độ rất nhanh. Đây có thể là vấn đề đáng lo ngại nếu mọi người chủ quan và không có góc nhìn toàn diện.

"Không loại trừ khả năng chúng ta sẽ phải trải qua một đợt dịch tương tự năm 2013, cao điểm của dịch tay chân miệng với nhiều trẻ bị di chứng nặng nề", bác sĩ Quý khuyến cáo.

Bác sĩ Quý giải thích nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ".

Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều loại virus khác nhau qua mỗi năm. Hiện nay, tay chân miệng chưa có vaccine và thuốc đặc trị.

Tùy vào mức độ cũng như thể trạng của mỗi bé, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Điển hình như biến chứng về thần kinh, tổn thương ở thân não dẫn đến liệt, bại não,...

Do có liên quan đến thân não nên bệnh sẽ có những di chứng về vấn đề hô hấp như khó thở, tổn thương trung tâm hô hấp, yếu cơ và liệt cơ. Với những biến chứng nặng hơn, bệnh nhân còn bị tổn thương đa cơ quan, trong đó có tổn thương và phù phổi dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Khi phát hiện bệnh ở trẻ nhỏ, bác sĩ Quý khuyên phụ huynh nên giữ được sự bình tĩnh để xử lý tốt nhất. Thông thường, các trường hợp đều biểu hiện ở mức độ 1 có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có sốt hoặc phát ban để các bác sĩ đánh giá toàn diện và quyết định trẻ đang ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Sau khi về nhà, người lớn nên rửa tay, thay đồ rồi mới tiếp xúc và tiến hành chăm sóc trẻ.

"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, phải cách ly tối đa, không để trẻ tiếp xúc với các bạn khác. Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học đồng thời báo trung tâm phòng tránh bệnh tật tại địa phương để có biện pháp khử khuẩn và phòng ngừa", bác sĩ Quý lưu ý.

Ngoài ra, về vấn đề dinh dưỡng, bác sĩ này cũng lưu ý tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn, đặc biệt là các trường hợp bị loét miệng. Bởi vậy, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể thay thế bằng sữa, cháo khi trẻ khó ăn.

Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung các chất nhằm tăng đề kháng như nước hoa quả, sữa chua,... Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn như hàng ngày, thậm chí ăn nhiều hơn do lúc này, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hồi phục nhanh chóng, theo Zing.vn.

TIN LIÊN QUAN
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.