Sự hình thành Đế chế Byzantine
Đế chế La Mã không chỉ là đế chế nổi tiếng nhất trong lịch sử, mà còn là đế chế tồn tại lâu nhất. Đế chế này kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ năm 27 trước CN cho tới năm 1453 sau CN - tổng cộng 1.480 năm.
Thể chế cộng hòa trước đó đã bị lật đổ bởi cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến việc bổ nhiệm Julius Caesar trở thành hoàng đế.
Lãnh thổ Đế chế Byzantine |
Đế chế mở rộng trên trên vùng đất là Italy ngày nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải. Hoàng đế Diocletian đã đặt ra một chính sách quan trọng để bảo đảm sự cai trị lâu dài cho đế chế của mình.
Ông nhận thấy rằng Đế chế La Mã quá lớn và có quá nhiều áp lực từ bên trong lẫn các mối đe dọa từ bên ngoài, chỉ một vị hoàng đế thì khó lòng cai trị được.
Ảnh minh họa |
Do đó, ông chia Đế chế ra làm hai nửa Đông và Tây (với ranh giới ở vùng Đông Ý). Hai bên sẽ có hai vị hoàng đế ngang quyền nhau cùng mang Đế hiệu Augustus. Sự phân chia này là tiền thân của Đế chế Tây La Mã và Đế chế Đông La Mã.
Đế chế Đông La Mã tiếp tục phát triển thịnh vượng sau năm 476 với tên gọi Đế chế Byzantine |
Đế chế Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 sau Công nguyên, khi các lực lượng người German nổi dậy và buộc Romulus Augustus thoái vị. Trong khi đó Đế chế Đông La Mã tiếp tục phát triển thịnh vượng sau năm 476, được biết đến với tên gọi phổ biến là Đế chế Byzantine.
Bí ẩn đằng sau đế chế hùng mạnh bậc nhất lịch sử nhân loại
1. Trình độ văn hóa
Trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu sống trong nghèo đói, bệnh tật, văn hóa thấp thì đế chế Byzantine có trình độ văn hóa cao khi khoảng 30% dân số biết chữ.
Trong đó, hai trường đại học nổi tiếng nhất của đế chế này là Alexandria và Constantinople. Giáo dục được mở rộng cho toàn dân nhưng chi phí phải đóng góp. Do đó, phần lớn người tiếp cận nền giáo dục là từ tầng lớp giàu có và trung lưu.
Giáo dục được mở rộng cho toàn dân |
Ngay cả phụ nữ cũng được phép theo học. Do đó, họ là những nhân tài được đào tạo bài bản và phục vụ đất nước sau này. Chính vì vậy, đế chế Byzantine coi giáo dục là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Ngay cả phụ nữ cũng được phép theo học |
2. Hệ thống chính trị vững chắc
Mô hình chính quyền của đế chế Byzantine có dạng kim tự tháp. Theo đó, đỉnh nhọn kim tự tháp là hoàng đế. Được coi là sứ giả của Chúa trời nên hoàng đế có quyền lực tuyệt đối.
Được coi là sứ giả của Chúa trời nên hoàng đế có quyền lực tuyệt đối |
Vì vậy, hoàng đế đứng đầu nhà nước, hệ thống tư pháp, tài chính, quân đội, nhà thờ... Nhà vua cũng là người đích thân bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong chính quyền.
3. Ngoại giao
Đế chế Byzantine thực hiện khá thành công quan hệ bang giao với các nước láng giềng và các đế chế khác.
Đế chế Byzantine thực hiện khá thành công quan hệ bang giao với các nước láng giềng và các đế chế khác |
Đế chế này thường tiếp đón nồng hậu sứ giả và các vị khách khác khi đến thăm cũng như tặng những món quà giá trị để thể hiện tấm lòng, tinh thần hiếu khách.
Thêm vào đó, lãnh đạo đế chế Byzantine còn có mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền với nhà thờ. Thông qua tôn giáo, đế chế Byzantine đã giải quyết được nhiều vấn đề hóc búa.
Đế chế Byzantine sở hữu nhiều loại vũ khí tiên tiến để củng cố quyền lực |
Sở hữu những vũ khí tiên tiến. Giống như nhiều cường quốc khác, đế chế Byzantine sở hữu nhiều loại vũ khí tiên tiến để củng cố quyền lực.
Một trong những vũ khí điển hình của đế chế này là tiền thân súng phun lửa ngày nay được phát minh vào năm 673. Đây là loại vũ khí khủng khiếp có thể khiến tàu và binh sĩ kẻ thù bị thiêu rụi khi ở trên biển.
Anh Phương (T/h)
Xem thêm:
- 5 đế chế quân đội hùng mạnh nhất mọi thời đại
- Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử