Bi kịch những người con nuôi Hàn Quốc trên đất Mỹ

(Ngày Nay) - Phillip Clay được một gia đình người Mỹ ở Philadelphia nhận làm con nuôi lúc 8 tuổi. Nhưng 29 năm sau, vào năm 2012, sau nhiều lần bị bắt giữ do liên quan tới ma túy, Clay đã bị trục xuất trở lại nơi sinh của mình, Hàn Quốc. Clay chỉ là một trong vô số các trường hợp bị trục xuất khỏi Mỹ như vậy.
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)

Khi trở về nước, Clay không thể nói tiếng bản địa, không hề biết bất cứ ai và không nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho các vấn đề tâm lý của mình. Cuối cùng, vào ngày 21-5 vừa qua, Clay đã tự kết liễu cuộc sống của mình, nhảy từ tầng 14 một tòa nhà chung cư ở phía Bắc thủ đô Seoul, lúc đang 42 tuổi.

Vụ việc con nuôi bị trục xuất tự tìm đến cái chết này đã nhắc lại cho nước Mỹ một vấn đề cấp thiết của họ: Những con nuôi từ nước ngoài chưa từng nhận được quyền công dân. Chiến dịch Quyền của Con nuôi, một nhóm hoạt động, ước tính rằng có khoảng 35.000 người được các gia đình Mỹ nhận nuôi nhưng không có quyền công dân.

Ông Clay chỉ là một trong số rất nhiều người khác được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi một cách hợp pháp khi còn nhỏ, nhưng sau đó nhiều thập kỷ lại bị trục xuất về nước sở tại hoặc bị trục xuất do vi phạm luật pháp. Một số thậm chí còn không nhận thức được rằng họ không phải công dân Mỹ cho đến khi bị yêu cầu phải rời khỏi nước này.

Những người con nuôi ở Mỹ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng con số lớn nhất lại là từ Hàn Quốc, nước từng là nơi có số trẻ em được nhận nuôi hàng đầu.

Nhưng khi bị trục xuất trở về nước, những người con nuôi này - giờ đã lớn tuổi - không có nơi nào để đi, hoặc thường phải sống vật vờ trên đường phố. Ở Hàn Quốc, từng có thông tin về một người bị trục xuất dạng này bị kết án tù giam vì cướp ngân hàng bằng một khẩu súng đồ chơi. Một vụ việc khác cũng ghi nhận một người có vấn đề về tâm lý như ông Clay bị cáo buộc tội danh cố ý gây thương tích.

Chính phủ Hàn Quốc hiện nay cũng không nắm được chính xác có bao nhiêu trong tổng số 110.000 trẻ em nước này được các gia đình Mỹ nhận nuôi trong khoảng những năm 1950, đã bị trục xuất về nước. Điều này là do khi Mỹ trục xuất công dân Hàn Quốc, họ không hề thông báo cho chính quyền Seoul. Vậy nên khi đã bị trục xuất, những người này thường phải tự lo cho bản thân và không hề được lưu hồ sơ.

“Tất cả những gì tôi có lúc đó là 20 USD, tôi còn không biết mình đang đứng ở đâu” - Monte Haines, kể lại thời gian ông vừa bị trục xuất trở về Seoul năm 2009, 30 năm sau khi được một gia đình Mỹ nhận nuôi - “Không có ai ở đó để tôi hỏi cả”.

Theo tổ chức Chiến dịch Quyền của Con nuôi, các gia đình Mỹ đã nhận nuôi trên 350.000 trẻ em từ nhiều nước trên thế giới kể từ những năm 1940 đến nay, tuy nhiên chính quyền để cho các bậc cha mẹ lo về quyền công dân của những đứa trẻ này. Vấn đề ở chỗ, nhiều người không nhận thức được rằng, những đứa trẻ mà họ nhận nuôi không phải tự nhiên mà được hưởng quyền công dân.

Năm 2000, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Quyền Trẻ em, trong đó tự động trao quyền công dân cho những đứa trẻ được công dân Mỹ nhận nuôi. Tuy nhiên đạo luật lại không mang tới lợi ích cho những đứa trẻ được nhận nuôi từ trước đó, mà nay đã lớn tuổi.

Chính điều này đã khiến những người từng được nhận nuôi có tiền án, như ông Clay và Haines, trở thành mục tiêu của các đợt trục xuất khi mà Mỹ ngày càng trở nên mạnh tay hơn trong vấn đề ngăn chặn người nhập cư trái phép.

“Khi còn là trẻ con, tôi không hề yêu cầu ai mang tôi tới Mỹ, tôi không yêu cầu được học tiếng Anh. Tôi không yêu cầu được học văn hóa của Mỹ” - Adam Crapser, người mới bị trục xuất về Hàn Quốc hồi năm ngoái khi ông 41 tuổi, sau 38 năm sống trên đất Mỹ, nói - “Và giờ tôi bị buộc phải trở về Hàn Quốc, tôi đã mất gia đình bên Mỹ”.

Ông Crapser, người đã phải bỏ lại người vợ cùng 3 cô con gái ở nước Mỹ, đã bị cha mẹ nuôi từ bỏ sau đó lại tiếp tục bị cặp cha mẹ nuôi thứ hai lạm dụng trong nhiều năm. Ông từng có nhiều tiền án, trong đó có các cáo buộc trộm cắp.

Ông Crapser, người chưa từng đi ra nước ngoài khi sống ở Mỹ, cho hay ông thậm chí không thể đọc nổi một biển báo khi đặt chân xuống sân bay Incheon ở Seoul. Những gương mặt người Hàn và thứ ngôn ngữ của họ đã khiến cho ông bị sốc.

Hiện tại, việc trục xuất đã khiến mối quan hệ của ông và vợ trở nên căng thẳng, trong khi ông chưa được gặp con gái đã 15 tháng nay. Đang sinh sống trong một căn hộ nhỏ ở Seoul, ông Crapser cho hay ông phải vật lộn hàng ngày để tránh sự tuyệt vọng trong khi cơ hội việc làm của ông cũng hết sức hạn chế.

Ông Haines, một người cũng bị trục xuất về Hàn Quốc, cho hay ông khó có thể trả tiền thuê nhà và mua thức ăn chỉ với đồng lương 5 USD/giờ làm nhân viên phục vụ bàn ở Seoul.

“Tôi đã bắt đầu sống ở đây trong 8 năm rưỡi, và đến nay vẫn cảm thấy hết sức khó khăn để sống sót” - Haines nói.

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.