Trái phiếu luôn được coi là kênh đầu tư một mũi tên trúng 2 mục tiêu: giúp doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả và giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận an toàn phù hợp. Sau hàng loạt nỗ lực của các cơ quan sở ban ngành, các công ty chứng khoán, các chuyên gia tổ chức định giá…, thị trường trái phiếu đã được gạn đục, khơi trong.
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, việc lọc trái phiếu là điều nhà đầu tư nên làm trước khi “rót tiền” để có thể nhận lãi suất hấp dẫn, đảm bảo an toàn tài khoản, đồng thời tìm kiếm nền tảng giao dịch thuận tiện. Thông thường, các quỹ đầu tư trên toàn thế giới khi lựa chọn danh mục đầu tư thường dùng phương pháp lọc TOP – DOWN, có nghĩa là, lọc từ trên xuống dưới theo các yếu tố quan trọng giảm dần. Đối với trái phiếu, theo nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, phễu lọc nên thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: Xác định đơn vị tư vấn phát hành uy tín. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chỉ chọn mua trái phiếu từ TOP3 nhà tư vấn phát hành trên thị trường. Bởi, các quy định và quy trình chặt chẽ được thiết lập bởi các đơn vị tư vấn uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định trái phiếu an toàn. Ví dụ như Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), đơn vị tư vấn phát hành hàng đầu thị trường, chỉ chọn những doanh nghiệp có tình hình tài chính an toàn, minh bạch để tư vấn phát hành.
Theo trích xuất dữ liệu, TCBS cho đến nay là đơn vị đảm bảo 100% trái phiếu do tổ chức này phân phối được thanh toán lãi và gốc đúng hạn cho nhà đầu tư trong nhiều năm qua. Theo đó, trong năm 2022, khoảng 75.000 tỉ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 500 mã trái phiếu đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Từ đầu năm 2023, TCBS đã thực hiện thanh toán hơn 94.500 tỉ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.
Bước 2: Tìm hiểu chỉ số sức khỏe doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Bước này khá khó khăn, bởi để làm được điều này, nhà đầu tư cần am hiểu thị trường tài chính. Tuy nhiên, có “nghệ thuật” khác để nhà đầu tư tìm được doanh nghiệp tốt mà không mất quá nhiều công sức đó là dựa vào đánh giá của bên độc lập. Tại TCBS, nhà đầu tư được tư vấn online trên công cụ Tư vấn trái phiếu của TCBS: lựa chọn Mã trái phiếu phù hợp với nhu cầu đầu tư (dựa theo số tiền đầu tư mong muốn, kỳ hạn nắm giữ, lãi suất kỳ vọng, số lượng trái phiếu có thể mua). Sau đó, đầy đủ các thông tin về trái phiếu sẽ được cập nhật đến nhà đầu tư gồm loại trái phiếu, thời gian thanh toán gốc và lãi, bảng minh họa dòng tiền nhận được khi giữ đến đáo hạn/bán lại khi cần, Báo cáo công bố thông tin, Báo cáo phân tích tổ chức phát hành.
Công cụ Tư vấn trái phiếu trên hệ thống TCInvest. |
Bước 3: Chọn rổ trái phiếu an toàn. Thông thường, một số công ty chứng khoán lớn như TCBS khi tư vấn phát hành sẽ phối hợp với bên xếp hạng tín nhiệm để từ đó hỗ trợ nhà đầu tư lọc được trái phiếu dễ dàng hơn. Hiện nay, TCBS đang phân phối chủ yếu các trái phiếu thuộc nhóm Vingroup (VIC, VHM, VRE...) và Masan Group (MSN, MML, MSR...). Đây đều là các tổ chức phát hành tạo dựng được uy tín trên thị trường và đồng thời chưa có bất kỳ rủi ro nào thanh toán xảy ra trong quá khứ.
Bước 4: Đánh giá khẩu vị rủi ro. Sau 3 bước lọc đầu tiên thì thường nhà đầu tư đã “đãi cát, tìm thấy vàng”. Trong trường hợp lựa chọn TCBS, nhà đầu tư có thể tự đánh giá khẩu vị rủi ro trên ứng dụng TCInvest của TCBS. Trong quá trình mua trái phiếu, NĐT được TCBS thông tin về các rủi ro họ có thể gặp khi đầu tư vào trái phiếu, NĐT có thể vào thử đặt lệnh để xem trước nội dung hợp đồng trên hệ thống TCInvest. Trong bộ hợp đồng, nhận biết rủi ro được thể hiện trên một văn bản riêng, độc lập với các điều kiện và điều khoản thương mại cũng như các thông tin khác của hợp đồng. TCBS cũng tăng nhận diện rủi ro cho NĐT khi thể hiện các lưu ý ở nội dung tất cả các email về giao dịch. Các trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ có dấu hiệu nhận biết riêng trên hệ thống TCBS, và các khách hàng chưa được xác nhận là NĐT chuyên nghiệp sẽ bị chặn không được giao dịch các trái phiếu này.
Đánh giá Khẩu vị rủi ro trên hệ thống TCInvest. |
Bước 5: Chọn nền tảng giao dịch online thuận tiện. Hiện tại, TCBS là đơn vị tư vấn phát hành duy nhất đã ra mắt hệ thống Thỏa thuận trái phiếu iConnect để hỗ trợ nhà đầu tư rao mua/bán trái phiếu, tìm kiếm đối tác giao dịch trái phiếu. Hệ thống iConnect đang có 77.500 khách hàng tham gia, 973.000 lượt giao dịch, 14.000 lượt truy cập iConnect trung bình hàng ngày, 14.700 tỷ đồng khối lượng trái phiếu giao dịch năm 2023. Tham gia iConnect, nhà đầu tư trái phiếu được trải nghiệm hành trình 100% online an toàn, minh bạch và có thể tự đánh giá khẩu vị rủi ro của bản thân của TCBS. Với 100% giao dịch online, nhà đầu tư có thể đánh giá trái phiếu trên ứng dụng TCInvest, đặt lệnh giao dịch trực tuyến và rao mua bán trên hệ thống Thỏa thuận trái phiếu iConnect.
Hệ thống thỏa thuận trái phiếu iConnect. |