Bỉ - trái tim và mắt xích yếu của EU

EU đang ở trong giai đoạn vô cùng đau đớn của tiến trình nhất thể hóa, khi những giá trị chung của các nước thành viên dường như khiến họ trở lên dễ bị tổn thương trước chủ nghĩa khủng bố
Bỉ - trái tim và mắt xích yếu của EU

“Hãy tưởng tượng rằng không có các quốc gia...” – đó là hình dung của nhạc sĩ huyền thoại John Lennon về một thế giới mà trong đó, con người có thể sống trong hòa bình. Liên minh Châu Âu (EU) một thực thể gần nhất với những hình dung đó, khi những rào cản hữu hình và vô hình giữa các quốc gia đang dần được xóa bỏ tiến tới nhất thể hóa. Tuy nhiên, EU đang ở trong giai đoạn vô cùng đau đớn của tiến trình này, khi những giá trị chung của các nước thành viên dường như khiến họ trở lên dễ bị tổn thương trước chủ nghĩa khủng bố.

Bỉ - trái tim và mắt xích yếu của EU ảnh 1

Toàn cảnh vụ đánh bom ở Bỉ. Ảnh nguồn internet

Trong sự kiện tấn công khủng bố lớn nhất trên đất Châu Âu, hai loạt nổ lớn đã rung chuyển thành phố Brussels, một thành phố nhỏ bé nhưng có tầm quan trọng đặc biệt ở Tây Âu. Đây là một trung tâm hành chính chủ chốt của liên minh Châu Âu, và không phải tình cờ mà nó nằm ngay vị trí trung tâm kết nối các đô thị lớn của châu lục này.

Các cuộc tấn công cho thấy những thách thức cả chính trị lẫn thực tế mà Bỉ đang phải đối mặt trong cuộc chính chống khủng bố. Bỉ là trung tâm hội nhập chính trị của Châu Âu, và cũng là đất nước tiềm ẩn nhiều vấn đề nội tại, với chủ nghĩa địa phương và những thể chế Nhà nước vào loại yếu kém so với tiêu chuẩn Châu Âu.

Những quả bom được kích nổ tại bến tầu điện ngầm gần trung tâm của khu Châu Âu là cuộc tấn công biểu tượng vào sự nghiệp nhất thể hóa Châu Âu. Những vụ nổ này cũng là cuộc tấn công rất thực tế vào tiến trình này, khi mục tiêu là những nhà ga, bến tàu vốn đại diện cho quyền tự do đi lại của Châu Âu.

Liên minh Châu Âu là gì?

Liên minh Châu Âu (EU) có xuất phát điểm là Cộng đồng Than Thép Châu Âu, một tổ chức đa quốc gia có nhiệm vụ đảm bảo chuỗi cung ứng than thép đồng nhất giữa các nước Pháp, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Italia và Tây Đức cũ. Qua thời gian, tổ chức này đã được mở rộng và kết nạp thêm các thành viên mới. Quan trọng hơn, nó cũng mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực chính sách khác.

Ở thời điểm hiện tại, EU có 28 quốc gia thành viên, và mang nhiều tính chất của một nhà nước chủ quyền. EU có một nghị viện được lựa chọn thông qua bầu cử và một hệ thống hành chính thường trực. Liên minh này điều chỉnh hàng hóa vào thị trường tham gia đàm phán thương mại quốc tế và thậm chí còn có cả cơ quan ngoại giao riêng của mình. EU cũng có đồng tiền riêng – đồng Euro, hiện nay đã trở thành đồng tiền quan trọng thứ 2 trên thế giới.

Không kém phần quan trọng, theo hiệp ước Schengen, các nước thành viên EU áp dụng một chính sách thị thực chung, theo đó một người có thể đi lại tự do giữa các nước EU mà không cần thị thực hay kiểm soát biên giới. Quyền tự do đi lại này là biểu tượng nổi bật nhất và mạnh mẽ nhất cho một Châu Âu thống nhất.

Nhưng chính sách này cũng đồng nghĩa với việc người dân Châu Âu phải đối mặt với một thách thức an ninh chung. Nếu cảnh sát Bỉ không thể do thám và triệt phá các hang ổ khủng bố và các âm mưu được vạch ra trên đất Mỹ, thì các chính phủ của Pháp, Hà Lan hay Đức cũng không thể làm gì nhiều để ngăn chặn các kẻ khủng bố từ Bỉ đi sang đất nước họ và tấn công công dân của họ.

Mâu thuẫn nội tại ở trung tâm Châu Âu

Với một đất nước với chỉ có 11 triệu dân, bức tranh chính trị của Bỉ khá phức tạp và ẩn chứa nhiều vấn đề nội tại.

Có 2 ngôn ngữ chính được sử dụng tại Bỉ: tiếng Pháp ở miền Nam và tiếng Flemish ở miền Bắc. Nhưng cũng có những người Bỉ nói tiếng Đức, và những người sống ở thủ đô Brussels phần lớn nói tiếng Pháp, nhưng thành phố này lại nằm trong vùng lãnh thổ đa số những người nói tiếng Flemish.

Tuy nhiên, đây không phải là một xã hội đa ngôn ngữ với tinh thần “ chung sống trong hòa bình”. Thay vào đó, cấu trúc đa dân số của Bỉ được quản lý phân lập, phi tập trung hóa. Đất nước được chia tách thành 3 khu vực: khu vực Flanders ở phía Bắc nơi đa số dân nói tiếng Flemish, khu vực Wallonia ở miền Nam nơi đa số dân nói tiếng Pháp và Brussels.

Các đảng phái chính trị của Bỉ phần lớn chỉ gắn với một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Đảng xã hội gắn với cộng đồng tiếng Pháp, đảng xã hội Anders lại gắn với cộng đồng tiếng Flemish. Wallonia nhìn chung vừa khó khăn hơn, vừa có khuynh hướng thiên tả hơn Flanders.

Đặc trưng chính trị, xã hội của Bỉ khiến cho việc thành lập một liên minh liên bang đòi hỏi sự cân bằng kỹ lưỡng giữa các nhóm chính trị và ngôn ngữ có liên quan. Có thể nói rằng, nếu mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế đối với Bỉ là làm sao để nước này không trở thành vùng đất màu mỡ của chủ nghĩa khủng bố giữa trái tim Châu Âu, thì mối quan tâm hàng đầu của Bỉ lại là “cân lên đặt xuống” các công thức phức tạp để duy trì hòa bình giữa các cộng đồng dân cư nói tiếng Pháp và nói tiếng Đức.

Thực trạng hệ thống chính trị của Bỉ khiến cho việc đưa ra những quyết định quan trọng là không dễ dàng. Đơn cử như trường hợp Molenbeek, một địa phương đang là điểm nóng tập trung hang ổ khủng bố của Bỉ. Cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở đây là điều cần làm để phòng tránh nguy cơ nổi lên của chủ nghĩa khủng bố, nhưng tình trạng phân vùng cát cứ trong hệ thống hành chính khiến việc này không dễ thực hiện.

Hệ lụy với cuộc chiến chống khủng bố

Chủ nghĩa địa phương là sự phân lập các cộng đồng ngôn ngữ khiến người nhập cư và con cháu của họ rất khó hội nhập vào xã hội Bỉ. Đây là một vấn đề nan giải của Bỉ, khi sự phân biệt không có chiều hướng được xóa mờ, mà trái lai từng bước được… hiến pháp hóa.

Bỉ ứng phó với căng thẳng giữa các cộng đồng ngôn ngữ bằng cách phân quyền cho các địa phương và khu vực nhiều hơn, khiến các thể chế và cơ quan chức năng đã cát cứ càng trở nên cát cứ. Hiện tại đất nước này có tới 19 cơ quan cảnh sát, và 19 cơ quan này không sáp nhập hay được hợp nhất theo cách nào đó, thì việc điều hành một chiến dịch chống khủng bố hiệu quả sẽ là điều rất khó khăn.

Trong khi đó, EU cũng ở trong tình trạng thuận lợi để có thể có tham gia giải quyết nguy cơ khủng bố trỗi dậy tại Bỉ. Dù có ngân hàng trung ương riêng, có cơ quan quản lý dược phẩm và hàng không riêng, nhưng lực lượng hành pháp chung của EU là Europol thì lại có số phân lực vô cùng khiêm tốn, và thực quyền hành pháp của cơ quan này cũng vô cùng khiêm tốn.

Điều gì sẽ xảy đến?

Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trỗi dậy ở Bỉ theo một cách nào đó là một nguy cơ an ninh ngang tầm với cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Hy Lạp trong những năm qua. Chúng đều là kết quả của Châu Âu đang trải qua những giai đoạn đầy mâu thuẫn và khó bền vững của tiến trình nhất thể hóa.

Bỉ - trái tim và mắt xích yếu của EU ảnh 2

Cận cảnh vụ đánh bom kinh hoàng tại Bỉ. Ảnh nguồn internet

Một lựa chọn để tiến lên phía trước là những chính phủ các nước như Pháp và Đức nhìn nhận rằng, họ không có khả năng giải quyết những thách thức về kinh tế, xã hội xảy ra trên đất nước Bỉ, họ cần đóng cửa để bảo vệ mình khỏi những nguy cơ phát sinh từ những thách thức này. Điều đó đồng nghĩa với sự trở lại của hệ thống kiểm tra hộ chiếu và kiểm soát biên giới, để những thành phần khủng bố bị “cô lập” tại Bỉ không còn cơ hội tiếp cận những quốc gia khác.

Tuy nhiên, đây sẽ là môt bước thụt lùi của những cam kết về một Châu Âu thống nhất. Trên thực tế điều này đang diễn ra với những biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời được tiến hành sau các vụ tấn công ở Pari hồi cuối năm ngoái. Cuộc khủng hoảng người tị nạn đang tiếp tục diễn ra cũng đang cho thấy những hạn chế trong mức độ cam kết nhiều nước với chính sách biên giới mở trong nội khối.

Nhưng còn một lựa chọn khác. Lựa chọn đó là làm theo những bước đã được tiến hành để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, với kết quả đạt được không phải sự rạn vỡ mà là sự hội nhập sâu hơn nữa trong liên minh Châu Âu. Trong trường hợp này, Châu Âu sẽ cần được tăng quyền lực hành pháp tập trung, thông qua việc tạo ra một cơ quan cảnh sát trung ương, hoặc một quy trình chính thức cho phép phối hợp giữa các quốc gia. Bất kể điều đó là gì, thì mục tiêu vươn tới vẫn là việc người dân được tiếp tục tự do đi lại, và công dân các nước có thể tin tưởng lực lượng hành pháp ở nước mình.

Trong những trường hợp của Bỉ, việc tăng quyền cho 1 pháp chế chung ở cấp độ siêu quốc gia có thể là điều đơn giản do nó không động chạm đến chủ nghĩa địa phương trong nội bộ đất nước. Tuy nhiên, với đa số các nước Châu Âu khác vốn có truyền thống đề cao chủ quyền trong vấn đề an ninh quốc gia, thì những ý tưởng này có thể vấp phải những rào cản không nhỏ.

Nhưng lịch sử của Châu Âu trong nhiều thập kỉ qua đã cho thấy, châu lục này đã nhiều lần phải đối mặt với quyết định hội nhập sâu hơn hay thu mình lại, và quyết định cuối cùng hầu hết là vẫn còn nghiêng về phía con đường hội nhập và nhất thể hóa.

A.T

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.