Biểu tình tại Myanmar bước sang ngày thứ 2

0:00 / 0:00
0:00
Tình hình tại Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp khi hàng chục nghìn người dân nước này hôm nay đã đổ xuống đường trong ngày biểu tình thứ hai liên tiếp, để yêu cầu quân đội thả các quan chức chính phủ bị bắt giữ.
Biểu tình tại Myanmar bước sang ngày thứ 2

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh gần 300 nghị sĩ Myanmar đã tham gia ký vào một tuyên bố, trong đó bác bỏ việc tiếp quản của chính quyền quân sự, đồng thời cam kết sẽ đấu tranh cho nền dân chủ.

Tại thành phố Yangon lớn nhất Myanmar, hàng chục nghìn người, chủ yếu là công nhân nhà máy và sinh viên, đã xuống đường biểu tình trong 2 ngày nay. Họ mang theo những quả bóng bay, băng rôn màu đỏ - màu của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, đồng thời hô vang những khẩu hiệu đòi quyền dân chủ.

“Tổ tiên của chúng tôi đã thực hiện cuộc cách mạng chống lại sự cầm quyền của quân đội. Và chúng tôi cũng đã được bỏ phiếu. Hiện chúng tôi đang ở đây để chứng tỏ rằng chúng tôi muốn dân chủ mà không hề sợ dịch bệnh Covid-19. Tôi muốn kêu gọi người dân Myanmar và thế giới tham gia cùng chúng tôi”.

Theo ghi nhận của các hãng truyền thông quốc tế, hầu hết các cuộc biểu tình trong 2 ngày nay trên khắp đất nước Myanmar, bao gồm Yangon, Mandalay và thủ đô Naypyitaw, đều diễn ra trong hòa bình. Một số hình ảnh người biểu tình tặng hoa cho cảnh sát cũng đã được lan truyền bất chấp dịch vụ internet và điện thoại tại Myanmar đã bị hạn chế từ chiều qua (6/2), song đã được khôi phục ở thời điểm hiện tại.

Cuộc biểu tình hôm nay được cho là lớn hơn nhiều so với ngày hôm qua và cũng được đánh giá là lớn nhất tại Myanmar, tính từ cuộc cách mạng màu nghệ Tây năm 2007.

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình diễn ra, quân đội và cảnh sát được triển khai trên khắp đường phố để đảm bảo an ninh. Hôm qua, Hội đồng Ðiều hành Nhà nước Myanmar đã ra một sắc lệnh đổi tên Văn phòng Tổng thống và Văn phòng Chính phủ liên bang thành Văn phòng Hội đồng điều hành nhà nước.

Trước đó,Văn phòng Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang đã thành lập Hội đồng Ðiều hành nhà nước, sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp và trao quyền điều hành đất nước cho Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing. Trong thời gian áp đặt tình trạng khẩn cấp, Hội đồng Ðiều hành nhà nước sẽ tiến hành cải tổ Ủy ban bầu cử liên bang để xem xét lại tiến trình bầu cử năm ngoái.

Trong khi đó, bất chấp việc bị quân đội tuyên bố đình chỉ các chức năng lập pháp; gần 300 nghị sĩ Myanmar hôm qua đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến để tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân. Họ đã cùng kí vào một tuyên bố, trong đó bác bỏ việc tiếp quản của chính quyền quân sự, đồng thời cam kết sẽ đấu tranh cho nền dân chủ. Tuyên bố được đăng trên Facebook bởi người phụ trách truyền thông của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Trước bối cảnh tình hình tại Myanmar vẫn đang diễn biến phức tạp, thế giới vẫn đang kêu gọi các bên ở quốc gia Đông Nam Á này đối thoại. Nhiều người lo ngại các nhà đầu tư phương Tây sẽ rút khỏi Myanmar sau hơn 1 thập kỷ nước này bắt đầu quá trình chuyển đổi dân chủ.

Theo VOV
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.