Bộ Công Thương đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất kinh doanh điện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.
Công nhân Công ty Điện lực Nam Định bảo dưỡng hệ thống điện. (Ảnh: Phương Anh)
Công nhân Công ty Điện lực Nam Định bảo dưỡng hệ thống điện. (Ảnh: Phương Anh)

Theo đó, Bộ này đề nghị EVN tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Mặt khác, phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định.

Trên cơ sở quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, bước tiếp theo Bộ Công Thương sẽ công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.

Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Đề nghị này của Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh EVN mong muốn sớm được chấp thuận đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức đủ lớn để EVN đảm bảo cân bằng tài chính năm 2023 và không làm mất vốn của nhà nước đầu tư tại EVN.

Ngoài ra, EVN cũng đề xuất Bộ Công Thương tăng gần 4% giá điện truyền tải lên 79,09 đồng/kWh so với mức đã được duyệt từ tháng 5/2022 mức 75,85 đồng/kWh. Việc này nhằm đảm bảo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) không bị lỗ.

Trước đó, trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, EVN cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỷ đồng.

Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.

Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng.

Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.

TIN LIÊN QUAN
Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
Có một Hà Nội bình dị qua ống kính NSƯT Chiều Xuân
(Ngày Nay) - Chụp ảnh không chỉ là sở thích cá nhân của NSƯT Chiều Xuân mà còn là cách để chị lưu giữ ký ức về một Hà Nội đang biến đổi nhanh chóng. Đối với nữ nghệ sĩ, nhiếp ảnh trở thành phương tiện để bảo tồn các không gian tinh thần của Hà Nội, nơi chị sinh ra, gắn bó và dành trọn tình yêu.
Ảnh: Kellie French/The Guardian
Mối nguy hại từ giường tắm nắng
(Ngày Nay) - Giường tắm nắng không giúp sản xuất vitamin D và không thay thế được điều trị y tế cho các vấn đề về da như nhiều người lầm tưởng. 
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
Hãng thời trang Uniqlo dự kiến lợi nhuận tăng vọt
(Ngày Nay) - Tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) sở hữu “ông lớn” thời trang bình dân Uniqlo được dự báo sẽ đạt lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp lợi nhuận đạt kỷ lục. Thành công này đến từ việc thương hiệu Uniqlo ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường phương Tây và sự hồi phục hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
Khám phá "Cây Quân Tử", triển lãm cá nhân đầy cảm hứng của Hoàng Thiện Phúc tại Mơ Art Space
(Ngày Nay) - Tháng 10 này, công chúng Thủ đô có thể bước vào thế giới nghệ thuật đầy mê hoặc của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc qua triển lãm cá nhân "Cây Quân Tử" dưới sự giám tuyển của Nguyễn Hải Nam. Triển lãm mang đến 15 bức tranh khổ lớn và hai tác phẩm điêu khắc gốm độc đáo, là thành quả của hơn ba năm sáng tạo miệt mài kể từ triển lãm đầu tiên của Phúc tại Mơ Art Space.
Mặt trăng nhìn từ Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khai thác Mặt Trăng: Từ ý tưởng đến thực tế
(Ngày Nay) - Mặc dù tiềm năng kinh tế là rõ ràng, khai thác Mặt Trăng cũng đối mặt với thách thức công nghệ, chi phí khổng lồ, và các vấn đề pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của các công nghệ và tinh thần hợp tác quốc tế có thể biến ý tưởng này thành hiện thực.
Ảnh minh họa: dw.com
EU cho phép nhập khẩu ngô và bông biến đổi gene
(Ngày Nay) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua quyết định cho phép nhập khẩu hai loại cây trồng biến đổi gene mới, bao gồm ngô và bông, đồng thời gia hạn giấy phép cho hai loại ngô biến đổi gene khác dùng làm thức ăn cho người và động vật.
Đại biểu cắt băng khai mạc Trưng bày. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tái hiện Hà Nội xưa qua trưng bày tài liệu lưu trữ về những cửa ô
(Ngày Nay) - Gần 200 tài liệu, hình ảnh lưu trữ về những cửa ô Hà Nội đã được giới thiệu trong trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô", khai mạc sáng 7/10, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).