Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí

Bộ GD-ĐT không làm sách sẽ đúng hơn, hãy để các bộ sách trên một mặt bằng, không thể đẩy một bộ sách nào lên cao hơn, gây ra tâm lý xã hội".
Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí

Từ năm học 2020-2021, một chương trình sẽ có nhiều SGK. Theo tinh thần Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Song nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc này là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách, trong khi việc xã hội hóa làm SGK đang được tiến hành thuận lợi. 

Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có 2 lĩnh vực nên xã hội hóa là giáo dục, đào tạo và y tế.  Đi kèm với xã hội hóa phải đảm bảo được vấn đề quản lý, phải luôn có cơ chế kiểm soát.

Luôn theo sát các Nghị quyết của Quốc hội nên khi xuất hiện các ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 88, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra quan điểm ngay. Ông cho rằng, chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã thành công với 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được thẩm định và phê duyệt ban hành.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc Bộ GD-ĐT không tham gia biên soạn sách giáo khoa vừa là giải pháp chống độc quyền lại vừa tiết kiệm được cho ngân sách, giúp nhà nước giảm được số nợ ODA.

“Gần như là toàn bộ trí tuệ của ngành Giáo dục đã tập trung vào công tác xã hội hóa này; những nhà khoa học đầu ngành, những người lão luyện nhất lại là những người đứng ra biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa. Vì vậy, nếu Bộ tiếp tục làm có nghĩa là chúng ta sẽ phải bỏ ra 16 triệu USD, tương đương khoảng 400 tỷ để “đuổi theo” 5 bộ sách kia. 

Điều này là không cần thiết, lãng phí ngân sách, trong khi đây đang là giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chưa nói, toàn bộ tinh hoa đã tập trung làm sách xã hội hóa rồi thì ai sẽ làm sách của Bộ? Và liệu chất lượng có đảm bảo?”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT dùng 400 tỷ làm SGK để ‘đuổi theo’ xã hội hóa là lãng phí ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng Bộ GD-ĐT không nên làm bộ SGK riêng. 

Bộ làm sách dễ khiến người dân hiểu lầm sách xã hội hóa chất lượng kém

Lý giải thêm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu Bộ GD-ĐT làm bộ sách riêng thì 5 bộ sách xã hội hóa đã được phê duyệt sẽ bị đặt vào tình thế khó xử, đương nhiên 5 bộ sách kia sẽ phải cạnh tranh của Bộ. Người dân không hiểu hết về chất lượng, chỉ hiểu là bộ sách này của Bộ GD-ĐT thì chất lượng tốt hơn, những bộ còn lại là xã hội hóa chất lượng kém hơn. Từ đó dẫn tới sự hiểu lầm của người dân.

Vì vậy, theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ GD-ĐT không làm sách sẽ đúng hơn, hãy để các bộ sách trên một mặt bằng, không thể đẩy một bộ sách nào lên cao hơn, bộ sách nào ở thấp hơn, gây ra tâm lý xã hội không cần thiết.

Ông Nhưỡng cho biết thêm, trước đó, ông đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ dừng việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa và báo cáo lại Quốc hội về vấn đề này. “Khi Quốc hội thấy cần thiết cũng phải dừng, bởi vì không thể để lãng phí được. Việc gì tốt cho dân thì Quốc hội sẽ làm. Nghị quyết 88 của Quốc hội đã thúc đẩy xã hội hóa, đó chính là ưu điểm của Nghị quyết”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
(Ngày Nay) -  Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
OECD cảnh báo nguy cơ AI tạo sinh làm gia tăng bất bình đẳng
(Ngày Nay) -  Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ tác động khác nhau đến thị trường việc làm địa phương ở các nước thành viên, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập và năng suất giữa thành thị và nông thôn hiện nay, cũng như khoảng cách số giữa các khu vực.
Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp quá tải số lượng vệ tinh và rác vũ trụ
Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp quá tải số lượng vệ tinh và rác vũ trụ
(Ngày Nay) -  Quỹ đạo Trái Đất tầm thấp đang trở nên quá tải và tiềm ẩn nguy cơ va chạm cao với sự gia tăng nhanh chóng của vệ tinh và rác vũ trụ. Chính vì vậy, các chuyên gia trong ngành kêu gọi các quốc gia và các tập đoàn vũ trụ hợp tác và chia sẻ dữ liệu cần thiết để quản lý khu vực không gian dễ tiếp cận nhất này.
Hoàn thành bổ cập nước hồ Tây về sông Tô Lịch
Hoàn thành bổ cập nước hồ Tây về sông Tô Lịch
(Ngày Nay) - Sáng 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và việc thực hiện các giải pháp làm sạch sông Tô Lịch.
Mỹ: Điều chỉnh chính sách nhập cư với lao động công nghệ cao
Mỹ: Điều chỉnh chính sách nhập cư với lao động công nghệ cao
(Ngày Nay) - Ngày 1/12, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ mới, các công ty công nghệ cao dưới sự dẫn dắt của tỷ phú Elon Musk đang tăng cường vận động nhằm thúc đẩy chính phủ thay đổi chính sách nhập cư.
Giá vàng tiếp tục biến động
Giá vàng tiếp tục biến động
(Ngày Nay) - Kết thúc tuần cuối cùng của tháng 11, thị trường vàng thế giới tiếp tục "mất đi" 3% sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Scott Bessent, một nhà tài chính Phố Wall làm ứng viên Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các mới.