Bộ mặt chủ nghĩa tư bản tiếp tục lộ diện qua Hồ sơ Pandora

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tàn phá hành tinh, trốn thuế, giao dịch tài sản bí mật ra nước ngoài, không phải hiện tượng bất thường của chủ nghĩa tư bản. Đó chính là chủ nghĩa tư bản.
Bộ mặt chủ nghĩa tư bản tiếp tục lộ diện qua Hồ sơ Pandora

Bất cứ khi nào xuất hiện các vụ rò rỉ tài liệu từ những hòn đảo xa xôi, các khu vực pháp lý không rõ ràng, nơi giới tài phiệt cất giấu tiền, dư luận quốc tế đều tự hỏi làm thế nào sự việc này có thể xảy ra?

Làm thế nào họ xây dựng được một hệ thống toàn cầu, thứ cho phép tiền được chuyển dễ dàng ra nước ngoài, không bị đánh thuế, khuất sau tầm mắt của hàng tỷ người?

Các chính trị gia lên án những vụ bê bối như Panama, Paradise, Pandora nhưng "những khía cạnh không thể chấp nhận của nền kinh tế tư bản”. Nhưng trên thực tế, đó luôn là khuôn mặt đích thực của chủ nghĩa tư bản.

George Monbiot, phóng viên The Guardian đã có bài bình luận xung quanh vấn đề này.

Madeira - Thiên đường đã mất

Chủ nghĩa tư bản ra đời trên một hòn đảo xa xôi ở Đại Tây Dương. Khi người Bồ Đào Nha đô hộ đảo Madeira vào năm 1420, họ phát triển một hệ thống kinh tế khác biệt so với bất cứ hệ thống nào từng xuất hiện trước đó trên thế giới. Bằng cách chặt hạ những khu rừng, dù sau đó họ lại dùng chúng để đặt tên cho hòn đảo ('madeira' có nghĩa là gỗ trong tiếng Bồ Đào Nha), các vị tân chủ nhân đã biến vùng đất hoang sơ thành terra nullius ('vùng vô chủ' theo tiếng Latin), chốn bình địa phục vụ cho một nền kinh tế mới.

Được các ngân hàng ở Genoa và Flanders tài trợ, những ông chủ Bồ Đào Nha vận chuyển nô lệ từ châu Phi đến Madeira trồng trọt và chế biến đường, phát triển nền kinh tế mà trong đó đất đai, lao động và tiền bạc mất đi ý thức xã hội, trở thành hàng hóa trao đổi.

Jason Moore, nhà khoa học về địa chính trị, trả lời phỏng vấn trên Review rằng, trong trường hợp của Mandeira, những nhà khai thác thuộc địa đã bỏ ra số vốn nhỏ để thu về một tài sản lớn từ tài nguyên thiên nhiên. Trên vùng đất trù phú họ chiếm giữ, nguồn gỗ làm nguyên liệu luôn dồi dào và nô lệ đạt năng suất lao động vượt sức tưởng tượng. Vào những năm 1470, hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành trung tâm sản xuất đường lớn nhất thế giới.

Nền kinh tế Madeira sở hữu đặc điểm độc đáo so với bất cứ nền kinh tế nào từng xuất hiện trước đây. Đó là tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của quy mô nhờ vào sự giàu có tự nhiên của hòn đảo. Sản lượng đường đạt đỉnh vào năm 1506.

Dù vậy, khoảng hai thập kỷ sau, sản lượng đường của hòn đảo sụt giảm nhanh chóng tới 80%. Lý do Moore đưa ra là sự cạn kiệt nguồn cung cấp gỗ vốn có trong tự nhiên. Cuối cùng, Madeira đã cạn 'madeira'.

Phải mất 60kg gỗ để luyện ra 1kg đường. Càng về sau, để thu được gỗ, những người nô lệ buộc phải đi tới những vùng xa xôi hơn trên hòn đảo, chấp nhận hiểm nguy khi khai thác trên những sườn dốc đứng.

Do mất nhiều công lao động hơn để sản xuất ra một lượng đường. Năng suất lao động tại Madeira suy giảm nghiêm trọng tới 4 lần chỉ trong vòng 20 năm. Cùng với đó, việc chặt phá rừng tràn lan cũng khiến những loài đặc hữu trên đảo bị tuyệt diệt.

Madeira là địa điểm khởi nguồn cho những chu kỳ bùng nổ - phá sản liên tiếp mà ngày nay trở thành đặc tính của chủ nghĩa tư bản. Sau Madeira, những ông chủ người Bồ Đào Nha đã chuyển vốn của họ sang những vùng đất mới, thiết lập các đồn điền chế biến đường đầu tiên ở São Tomé, Brazil rồi Caribbean. Ở mỗi khu vực, họ đều là cạn kiệt tài nguyên của vùng đất cũ trước khi chuyển sang một thiên đường mới.

Theo Moore, việc chiếm giữ, làm kiệt quệ và từ bỏ là trọng tâm của mô hình tích lũy mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi chủ nghĩa tư bản. Các cuộc khủng hoảng hệ sinh thái, năng suất lao động như Madeira không phải khía cạnh tồi tệ của hệ thống. Bởi chúng chính là hệ thống.

Sau khi bị những nhà khai thác bỏ rơi, Madeira nhanh chóng chuyển sang các mặt hàng khác, chiếm sản lượng lớn nhất phải kể tới rượu vang. Không có gì ngạc nhiên hơn khi mới đây, hòn đảo này xuất hiện trong Hồ sơ Pandora, bị cáo buộc như một "thiên đường thuế". Bởi sau sự khai thác đến cạn kiệt về mặt sinh thái, nền kinh tế phụ thuộc vào những kẻ cướp bóc, Madeira còn lại gì?

Cuộc đại thanh tẩy phía sau Jane Eyre

Trong tác phẩm Jane Eyre, xuất bản năm 1847, Charlotte Brontë đã có một màn dụng công đáng kinh ngạc khi thanh tẩy khối tài sản bất ngờ mà Jane, nữ chính của cuốn tiểu thuyết, nhận được.

Cụ thể, Jane Eyre được thừa kế một khối gia sản lớn từ chú của mình, "ông Eyre xứ Madeira". Nhưng khi thông báo tin này, Brontë đã để St John Rivers, nhân vật mục sư và cũng anh họ của Jane thông báo với cô rằng nguồn tiền đang được đầu tư vào các quỹ ở Anh Quốc.

Chi tiết này giúp tách bạch gia tài Jane sở hữu khỏi một khối tài sản cũng đáng lên án khác đến từ chồng cô, Edward Rochester, người giàu lên nhờ trong quá khứ từng kết hôn với con gái một chủ đồn điền tại Jamaica.

'Các quỹ Anh' được nhắc đến trong tác phẩm trên nên được hiểu như thế nào?

Nước Anh, vào năm 1847, là trung tâm của một đế chế rộng lớn mà sự thịnh vượng làm lu mờ ánh hào quang của người Bồ Đào Nha từ lâu. Trong ba thế kỷ, Đế quốc Anh đã đánh chiếm nhiều dân tộc và vùng đất với cùng một cách thức: bắt giữ người từ châu Phi, buộc họ làm việc trong các đồn điền ở Caribbean hay Bắc Mỹ, bòn rút của cải từ Ấn Độ, khai thác nguyên liệu cần thiết để cung cấp năng lượng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp thông qua một hệ thống lao động hợp đồng thường xuyên.

Hiếm có thể phân biệt chế độ được cho là mới mẻ trên với chế độ nô lệ truyền thống trong lịch sử. Vào thời điểm Jane Eyre xuất bản, Đế quốc Anh vừa khép lại cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất với Trung Quốc.

Việc tài trợ cho hệ thống cướp bóc quy mô thế giới của chủ nghĩa tư bản luôn đòi hỏi một mạng lưới ngân hàng mới. Chính mạng lưới này đã đặt nền móng cho hệ thống tài chính ngầm, nơi những câu chuyện ghê gớm về nó lại một lần nữa lộ diện qua Hồ sơ Pandora.

'Các quỹ Anh' ở thời Brontë đơn giản là điểm đến của nguồn tiền mong muốn được đầu tư vào hệ thống khai thác thuộc địa trên toàn thế giới, tiền thân của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Qua cách mô tả tài sản của Jane Eyre, chúng ta thấy khoảng cách giữa hệ thống trong thực tế và cách chủ nghĩa tư bản được biểu hiện. Ngay từ lúc được định hình, đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tẩy trắng câu chuyện về các ông chủ và đồn điền của họ.

Trận hỏa hoạn huyền thoại

Để giải thích cho sự nghèo nàn của Madeira, những ông chủ đồn điền đã bịa ra một trận hỏa hoạn huyền thoại. Họ tuyên bố hòn đảo đã bị thiêu rụi bởi cháy rừng tự nhiên. Tai họa đã kéo dài trong vòng bảy năm và ngọn lửa phải chịu trách nhiệm cho những cánh rừng trơ trụi.

Nhưng thực tế, không hề có thảm họa tự nhiên khủng khiếp như vậy. Đám cháy được khơi lên từ lòng tham của con người. “Trận hỏa hoạn” mà sau này chúng ta gọi tên là chủ nghĩa tư bản đã thiêu rụi Madeira trước khi lan ra, phá hủy những vùng đất khác trên thế giới.

Lịch sử giả dối của chủ nghĩa tư bản từng được John Locke, triết gia người Anh, phê phán trong tác phẩm Hai khảo luận về chính quyền, xuất bản vào năm 1689.

"Ban đầu, tất cả thế giới là châu Mỹ”, ông nói, ám chỉ một thiên đường không người, đầy ắp của cải, đang chờ được lấy đi. Nhưng không giống như Madeira, châu Mỹ là nơi sinh sống của hàng ngàn tộc người bản địa. Họ đã bị giết hoặc bắt làm nô lệ để tạo ra một terra nullius mới cho giới tư bản.

John Locke tuyên bố, quyền lợi trong thế giới được thiết lập dựa trên công lao làm việc chăm chỉ, chỉ khi một người “trộn sức lao động của mình” với của cải của thiên nhiên, anh ta mới “nhờ đó mà biến nó thành tài sản của riêng mình”. Nhưng lịch sử cho thấy, có những người đòi hỏi một lượng lớn của cải từ thiên nhiên, nhưng lại không trộn sức lao động của họ mà là của những người nô lệ.

Chủ nghĩa tư bản trong câu chuyện cổ tích của mình đã tự kể về bản thân như hình mẫu của việc trở nên giàu có nhờ làm lụng chăm chỉ, kinh doanh và gia tăng giá trị của thiên nhiên. Đây là cuộc tuyên truyền vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Laleh Khalili, giáo sư khoa Chính trị Quốc tế tại Đại học Queen Mary, từng giải thích trong một tiểu luận đăng trên London Review of Books rằng, nền kinh tế từ khai thác thuộc địa sẽ không bao giờ kết thúc. Nó tái lặp liên tục giữa những cái bắt tay của các nhà kinh doanh với giới tài phiệt. Chỉ cần một chút mưu mẹo, họ có thể lấy tài nguyên của các nước nghèo mà không cần thanh toán, với sự hỗ trợ của các công cụ thông minh như “chuyển giá”.

Những công cụ này được phát minh dành riêng cho các "thiên đường thuế", được hậu thuẫn bởi giới tinh hoa tham nhũng, những người sẵn sàng rút cạn tài sản quốc gia rồi bí mật chuyển lợi tức tới 'các quỹ Anh', nơi quyền sở hữu luôn bị che giấu bởi các công ty ma.

Hiện nay, 'trận hỏa hoạn' được gây ra bởi chủ nghĩa tư bản vẫn không ngừng hoành hành khắp thế giới, thiêu rụi cư dân bản địa cùng các hệ sinh thái còn sót lại. Mặc dù tài sản và hệ thống phía sau luôn được che đậy, nhưng chúng ta có thể thấy sức tàn phá rõ rệt tại Amazon, Tây Phi hay Tây Papua.

Các thảm họa sinh thái địa phương bắt đầu từ Madeira đang hợp nhất thành chuỗi thảm họa toàn cầu. Và chúng ta, những người vừa tiêu dùng vừa tiêu thụ, đang tiếp tay cho các nhà chức trách, những người gửi tiền bạc và đạo đức của mình ở nước ngoài, đốt cháy thiên nhiên.

Cuối cùng, khi thấy những thảm họa khí hậu hay bê bối về thuế xảy ra ở những vùng đất cách xa ngàn dặm, đừng nên coi đó là những trường hợp bất thường. Hãy suy nghĩ đến hệ thống khổng lồ ẩn bên dưới các hiện tượng đó. Lời bàn tán về chủ nghĩa tư bản mới với "thuần hóa" và "cải cách" suy cho cùng đều xoay quanh một ý niệm sai lầm. Bộ mặt thực sự của tư bản chủ nghĩa đang phô bày dưới ánh sáng của Hồ sơ Pandora.

Theo The Guardian
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.