Liên quan đến thắc mắc của các nhà khoa học liên quan đến các gói kinh phí phân bổ cho nghiên cứu khoa học, PV Ngày Nay Online đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính về vấn đề này.
Bộ Tài chính mong các nhà khoa học “nghe 2 tai”. Ảnh minh họa. |
Theo ông Hưng, hàng năm, Bộ Tài chính chỉ nhận “bàn giao” danh mục các đề tài – dự án... thuộc lĩnh vực KH&CN từ 20/7. Sau đó, đầu tháng 9 đã phải trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội và các cấp lãnh đạo. Để đến tháng 11 hàng năm, phải trình ra Quốc hội phê duyệt Ngân sách cho KH&CN.
Như thế, Bộ Tài chính chỉ có gần 2 tháng để tìm hiểu về phân bổ và dự toán đầu tư cho KH&CN năm sau. Nên nếu các nhà khoa học cảm thấy thời gian chờ đợi quá lâu thì có thể tìm hiểu thêm ở các đơn vị khác.
Bộ Tài chính cũng cơ bản tán thành việc đổi mới cơ chế tài chính theo hình thức khoán đến sản phẩm cuối cùng. Theo đó, các nhà khoa học không còn phải viết các chuyên đề, sản phẩm trung gian... Mà chỉ cần làm được sản phẩm như “đầu bài” là được kinh phí như Hội đồng khoa học đã xét duyệt.
Theo nguyên tắc, khi đó đầy đủ giấy tờ, Kho bạc nhà nước sẽ chuyển tiền cho các nhà khoa học. Nên nếu ở đâu đó có chậm trễ thì cần xem xét kỹ nguyên nhân.
Nhiều năm nay, Bộ Tài chính phải bố trí vốn 2 lần trong năm cho ngành KH&CN. Lý do một số đề tài, dự án... trong đợt 1 đưa ra chưa đủ điều kiện nên chưa thể bố trí vốn. Khi hội đủ điều kiện thì được phân bổ vốn lần 2.
Đặc biệt là trong những năm kinh tế khó khăn, Bộ Tài chính luôn phân bổ Ngân sách cho KH&CN năm sau cao hơn năm trước.
Bộ Tài chính sẽ tính toán đầu tư trung hạn cho KH&CN. Từ đó, giới khoa học có thể ước lượng trước năm sau có bao nhiêu tiền cho KH&CN, để chủ động phân bổ hợp lý, không phải chờ đợi nhiều.
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc dự đoán nguồn thu có chính xác không, khi mà nguồn thu Ngân sách chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Nếu các nhà khoa học thấy khó khăn về tài chính thì cũng cần xem xét bộ phận “tài chính” đó có nằm ở Bộ Tài chính không, hay là ở cơ quan khác?
Bộ Tài chính ủng hộ việc công khai danh mục các đề tài được hưởng tài trợ từ Ngân sách.
Xem thêm: