Bồi dưỡng gần 1 triệu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo viên được xem là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Giáo viên được xem là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TTXVN
Giáo viên được xem là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TTXVN

Bồi dưỡng đội ngũ người “dẫn đường”

Thông tin từ Hội nghị các trường sư phạm triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý GDPT thực hiện chương trình GDPT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu quan điểm về việc lựa chọn đội ngũ cốt cán để bồi dưỡng trở thành những người “dẫn đường”.

Bộ trưởng cho rằng, phải dựa vào năng lực thực tế, khả năng và sự sẵn sàng của mỗi người để lựa chọn, không đặt nặng hồ sơ, bằng cấp thì cốt cán mới thực sự là cốt cán. Cốt cán không chỉ thể hiện ở năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mà còn thể hiện ở tinh thần đổi mới, sự nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp.

Theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho gần 1 triệu cán bộ, giáo viên phổ thông. Cụ thể, sẽ có 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông và hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, khoảng 28.000 hiệu trưởng và khoảng 900.000 giáo viên phổ thông được tham gia các khóa bồi dưỡng.

Đối với đội ngũ giáo viên sẽ được tập trung bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ gồm xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung bồi dưỡng vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường gồm tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Bồi dưỡng “trực tuyến” trước “trực tiếp”

Tại hội nghị, đại diện các trường sư phạm đã đề xuất các chuyên đề cần bồi dưỡng, việc đề xuất này theo đại diện các trường là dựa trên khảo sát thực tiễn tại các địa phương, mong muốn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và kinh nghiệm từ quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nhà trường.

Trong đó, nhấn mạnh đến một số chuyên đề về phân cấp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng kế hoạch phát triển chương trình khung và chương trình môn học cho địa phương; đổi mới quản lý trong nhà trường; phát triển chương trình nhà trường trong chương trình giáo dục phổ thông mới…

Đại diện một số trường phổ thông tham dự hội nghị lại quan tâm tới nội dung chương trình, phương thức bồi dưỡng làm sao đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Vì trên thực tế, giáo viên đi tham dự tập huấn, bồi dưỡng thường rất hào hứng nhưng khi về trường không được sẻ chia, thiếu bạn đồng hành nên lại theo nếp quen cũ. Hoặc không ít những cuộc tập huấn, bồi dưỡng ít giá trị thông tin.

Từ đó, đại diện các trường phổ thông đề nghị, cách thức bồi dưỡng lần này nên chú trọng hướng dẫn cách làm và quan tâm đến quản lý, kiểm soát để có thể điều chỉnh nội dung, phương thức ngay cho những khóa bồi dưỡng sau. Bồi dưỡng phải làm sao đánh bật được cái cũ, quan điểm cũ thì cái mới mới có thể phát triển.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, chưa có trực tuyến sẽ chưa cho phép trực tiếp. Theo đó, các tài liệu phải được biên tập ngắn gọn, được chuyển sang các dạng thức như bài giảng điện tử, video clip, hỏi - đáp và được chủ động đưa lên mạng để ai cũng có thể đọc, hiểu, khai thác và thực hiện, không chỉ giáo viên mà cả phụ huynh.

Khi tổ chức hình thức bồi dưỡng trực tiếp phải tổ chức theo hướng để người tham gia được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tránh rao giảng một chiều, cầm tay chỉ việc. Mỗi người chia sẻ bí quyết của mình để thành bí quyết chung, từ đó quay về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng.

"Chúng ta có hàng triệu giáo viên, nếu tận dụng được kinh nghiệm từ thực tiễn của mỗi người sẽ tạo thành sức mạnh rất lớn", Bộ trưởng cho biết.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động đánh giá, Bộ trưởng yêu cầu, không thể tách rời đánh giá với quá trình thiết kế chương trình, tổ chức bồi dưỡng. Mỗi chương trình cần đặt ra các tiêu chí chuẩn để đánh giá nghiêm túc, đạt yêu cầu mới cấp chứng chỉ ở tiêu chí ấy, tránh tình trạng “điểm danh ghi tên”. Trường nào làm tốt sẽ được khuyến khích, hỗ trợ, trường nào làm không nghiêm túc có thể bị thu giấy phép.

Theo Báo Tin tức
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: