Cả 4 cuốn Tiếng Việt lớp 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Theo phản ánh của giáo viên, cả 4 cuốn Tiếng Việt lớp 1 thuộc 4 bộ sách giáo khoa mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành đều có lỗi về ngữ liệu, ngữ pháp.

Trả lời VTC News, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin giáo viên, phụ huynh và báo chí phản ánh về "sạn" trong 4 cuốn sách Tiếng Việt 1 thuộc 4 bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống; Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục; Cùng học để phát triển năng lực và Chân trời sáng tạo.

Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đơn vị đang lắng nghe thêm ý kiến các chuyên gia, đồng thời cho rà soát lại toàn bộ chi tiết được phản ánh là sai sót, chưa chuẩn về ngữ liệu, ngữ pháp trong Tiếng Việt 1.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về những thông tin do giáo viên, báo chí phản ánh lên Bộ GD&ĐT. Sau khi có thông báo, nhà xuất bản sẽ công bố. Nếu có sai sót, nhà xuất bản sẽ xem xét điều chỉnh phù hợp với học sinh để có những bộ sách đạt chuẩn giáo dục nhất có thể.

Cả 4 cuốn Tiếng Việt lớp 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì? ảnh 1
Đoạn trích bài "Ếch con tính nhẩm" trong sách Cùng học để phát triển năng lực.

Liên quan vấn đề trên, đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, tại Điều 9, Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT quy định về thẩm định chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa có ghi rõ: "Sách giáo khoa không phải là tài liệu bất biến".

Do vậy, các nhà xuất bản và lực lượng liên quan đến sách giáo khoa có trách nhiệm cũng như quyền hạn điều chỉnh, bổ sung nội dung sách giáo khoa hợp lý và ngày càng tốt hơn. Chẳng hạn một số chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế, dân số, chỉ số môi trường hoặc điều chỉnh địa giới hành chính, nếu tình hình thực tế thay đổi, sách phải cập nhật, bổ sung thường xuyên.

Đại diện Bộ cho rằng, việc chỉnh sửa này rất bình thường khi biên soạn và sử dụng sách giáo khoa hàng năm và nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, và tác giả là người chịu trách nhiệm cao nhất về sách giáo khoa.

Trong quá trình biên soạn và thẩm định, có thể hai đơn vị này chưa phát hiện ra nhưng trong quá trình sử dụng có những ý kiến phản hồi về những điều chưa hợp lý, đó là điều bình thường.

Như vậy, có thể hiểu, việc điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa qua hai "kênh". Thứ nhất, tác giả và nhà xuất bản phải tự rà soát để cập nhật những thông tin thay đổi thực tế (như số lượng dân số, địa giới hành chính, tăng trưởng kinh tế…). Thứ hai, tác giả và nhà xuất bản rà soát, nghiên cứu lại những phản hồi của người sử dụng sách giáo khoa. Việc này phải làm hàng năm, sau đó báo cáo về Bộ GD&ĐT những nội dung cần chỉnh sửa hay điều chỉnh.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng có văn bản gửi các nhà xuất bản, nhà trường và các giáo viên đề nghị trong quá trình sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, các đơn vị phải có trách nhiệm phản ánh những nội dung cần điều chỉnh và báo cáo về Bộ GD&ĐT để sớm có phương án khắc phục.

Cả 4 cuốn Tiếng Việt lớp 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì? ảnh 2
Bài đọc trong sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên chỉ ra một số "sạn" cần khắc phục trong sách Tiếng Việt 1. Theo đó, ở bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", giáo viên lấy ví dụ bài tập đọc “Đi sở thú” (trang 73, tập 1, Tiếng Việt 1) kể chuyện một em bé tên là Lam đi sở thú. Đây có lẽ là sở thú kỳ lạ nhất thế gian: Chỉ có ngan, gà và “có anh chó vàng đua xe đạp”. Nhưng con vật này hoàn toàn không phải nuôi trong sở thú, những kiến thức này sai căn bản từ phía nhóm tác giả.

Đến bài “Đổ rác” (trang 153), “Làm đẹp hè phố” (trang 157) cũng có rất nhiều sạn về mặt ngữ liệu khiến phụ huynh lo ngại, nếu học sinh phải thuộc những bài “thơ” này thì sẽ ra sao.

Ngoài bài tập đọc, sách này cũng có cách dùng từ ngữ âm, vần cũng có vấn đề, nhiều từ khó và nặng yếu tố địa phương xuất hiện trong các bài tập đọc như “muỗm” (trang 114), “lá trang” (trang 149), “bắc kim thang” (trang 177), “té” (trang 177), “con trích cồ” (trang 178), “phố (đường)”, “hộ”, “té (ngã)”, “bò bía”, chả,...

Trong sách Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", giáo viên cho rằng, ở trang 147, cũng bài tập giải ô chữ nội dung dài gần kín cả trang với hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Nhiều phụ huynh mệt nhoài theo con học cũng vì lý do này.

Tương tự, bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 cũng có những câu bí hiểm hơn, ví dụ “Ai ai cũng có - Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu- Nhớ mang theo nhé. (Là gì?)”. Giáo viên đặt câu hỏi không biết cái mà “ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo” này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì.

Câu đố này, không có hình ảnh, chi tiết để trẻ nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng hay ngoài vật dụng nên mang theo mình thường xuyên. Ngữ liệu này thể hiện sự cẩu thả, tùy tiện gây khó cho giáo viên khi thực hiện bài học trên lớp.

Ở mục giải câu đố, trang 79, tập 1 có ghi: Con gì tên rõ là “cha”- Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa - Con gì quen vẻ già nua- Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ. Để hiểu được câu đố, theo logic này, trẻ em phải có sự liên tưởng của người ngoài hành tinh: con gì tên rõ là “cha”. Ngay từ câu đầu, đã thấy vô nghĩa và phản giáo dục: “con (vật) gì” có tên gọi “cha” (bố)?.

Còn ở Tiếng Việt 1, bộ "Cùng học để phát triển vì giáo dục" có truyện “Tấm Cám” ở trang 109 (tập 1): “Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám. Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen”.

Chỉ cắt một mẩu mấy câu mở đầu truyện “Tấm Cám” rất lửng lơ mà dám lấy tên truyện là “Tấm Cám”. Một mẩu truyện chẳng thành truyện này được chọn dạy cho trẻ em lớp 1 để làm gì, nhằm mục đích giáo dục cho trẻ cái gì?. Để được “mẹ khen”, Cám “nghĩ kế” lấy cắp hết cá của người khác? Dạy và khuyến khích trẻ em ăn cắp, để được mẹ khen?.

Giáo viên cho rằng, với nội dung bị cắt cúp như vậy, bài “Tấm Cám” này thật nguy hiểm vì tính phản giáo dục của nó. Không rõ vì sao tác giả và người thẩm định không “soi” ra lỗi này.

Theo VTC News
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?