Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Mới đây, Moskva đã đề xuất nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – chế tạo một module riêng trên Trạm quỹ đạo mới của Nga (ROS) để thực hiện các nghiên cứu không gian ở quỹ đạo Trái Đất thấp.
Trạm vũ trụ quốc tế nhìn từ Tàu con thoi Discovery. Ảnh: NASA
Trạm vũ trụ quốc tế nhìn từ Tàu con thoi Discovery. Ảnh: NASA

Theo đài Sputnik (Nga), trong cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác không gian BRICS, ông Yury Borisov, Giám đốc Tập đoàn Vũ trụ quốc gia Roscosmos của Nga, đã đề xuất rằng các quốc gia trong nhóm nên cân nhắc cùng nhau tạo ra một module không gian chung, cho phép các thành viên tận dụng lơi thế của quỹ đạo Trái Đất thấp để thực hiện các chương trình không gian.

S. P. Korolev Energia - Tập đoàn tên lửa và vũ trụ hàng đầu của Nga - đã thiết kế sơ bộ trạm quỹ đạo mới dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Module đầu tiên của trạm dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2027, và các phi hành gia sẽ có thể vận hành trạm này vào năm 2028.

Ông Nathan Eismont, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện Khoa học Nga, nói: “Chúng ta không được quên rằng trạm quỹ đạo mới của Nga có những khả năng mới so với ISS”.

Ông Eismont giải thích rằng độ nghiêng của quỹ đạo - góc giữa đường xích đạo và mặt phẳng quỹ đạo –của trạm quỹ đạo mới của Nga không giống với độ nghiêng của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS). Đây là một quỹ đạo ngược. Tức là khi nhìn từ Bắc Cực, quỹ đạo này quay ngược chiều với quỹ đạo quay của ISS.

Tại sao lại như vậy? Theo ông, do quỹ đạo này nằm gần cực nên có góc nghiêng xấp xỉ 98 độ. Ở góc hơn 90 độ, điều đó có nghĩa là quỹ đạo này đang di chuyển theo hướng khác. Và nó mang lại những cơ hội mới. Điều này có nghĩa là quỹ đạo mới có thể quan sát các vùng cực. Tất nhiên, trạm vũ trụ ISS không thể thực hiện điều này.

“Quỹ đạo này cũng mang lại nhiều thuận tiện ích vì đây là quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời. Có nghĩa Mặt Trời vẫn giữ nguyên góc với mặt phẳng quỹ đạo của trạm vũ trụ mới của Nga. Các nhà khoa học có thể khám phá toàn bộ bề mặt Trái Đất từ trạm vũ trụ mới này”, ông Eismont nói thêm và lưu ý rằng module mới có thể trông khá giống module cũ của Nga trên ISS.

Theo kế hoạch, ROS sẽ được khánh thành trước khi ISS ngừng hoạt động, dự kiến vào năm 2028 - 2030. ISS được xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa nhiều quốc gia, gồm Nga, Mỹ, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Canada và Nhật Bản.

Ông Eismont tin rằng những nước tham gia ISS cũng có thể sớm bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án không gian chung của BRICS, bởi lợi thế khi tham gia dự án này là khá rõ ràng.

BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung?

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất? ảnh 1

Nhà du hành vũ trụ Roscosmos Alexander Misurkin và tỉ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa bên trong tàu vũ trụ khi tên lửa Soyuz-2.1a phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Roscosmos

Theo chuyên gia người Nga, các nước BRICS có thể sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ dự án đang phát triển này. Trong đó, Brazil và Nam Phi sẽ có nhiều lợi thế hơn vì hai quốc gia này rất quan tâm đến việc quan sát Nam Cực và trạm vũ trụ mới sẽ mang đến cho họ cơ hội đó.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể có những cơ hội mới khi tham gia dự án này. Dù Trung Quốc đã phóng trạm quỹ đạo riêng lên vũ trụ, nhưng trạm vũ trụ này có độ nghiêng thấp, chỉ khoảng 30 độ. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc hiện không thể quan sát các vùng Cực.

“Trung Quốc đang bị Mỹ trừng phạt nặng nề. Những biện pháp trừng phạt này được đưa ra khi Washington lo sợ Bắc Kinh sẽ đánh cắp công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ chỉ đơn giản là không muốn để thêm một đối thủ cạnh tranh ở lĩnh vực này”, ông Eismont nói.

Một quốc gia khác có thể tham gia vào dự án này là Ấn Độ. Theo chuyên gia Eismont, về mặt địa lý, Ấn Độ có thể cân nhắc hầu hết các sứ mệnh tương tự như Trung Quốc và nắm bắt những cơ hội “có một không hai”. Bên cạnh đó, ông chỉ ra rằng New Delhi cũng có thể có nhận được lợi ích chính trị khi tham gia dự án này.

“Song quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Và tôi nghĩ rằng công cụ hợp tác trong không gian có thể phục vụ như một công cụ để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trước đây, dự án không gian cũng từng là động lực để kết thúc Chiến tranh Lạnh. Giờ đây hợp tác trong không gian cho phép cải thiện mối quan hệ trên mặt đất. Hãy nhìn vào ISS, bất chấp mọi vấn đề của con người trên Trái Đất, ISS vẫn hoạt động như trước đây. Điều này có nghĩa là các quốc gia có thể hợp tác tốt hơn trong không gian so với trên Trái Đất. Dự án này dường như vô cùng hấp dẫn”, ông nói.

Các nước BRICS có thể hưởng lợi gì từ dự án không gian chung do Nga đề xuất? ảnh 2

Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tháng 9/2017. Ảnh: Sputnik

Nhóm BRICS còn có một lợi thế khác khi hợp tác trong lĩnh vực không gian. Ông Eismont nhận định công nghệ vũ trụ của Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với công nghệ của Nga.

“Ngành vũ trụ Trung Quốc phần lớn được xây dựng trên cơ sở công nghệ của Liên Xô. Một phần của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ cũng dựa vào một số công nghệ đã được Moskva chuyển giao cho Ấn Độ. Chẳng hạn, công nghệ vận hành động cơ bằng nhiên liệu hydro đã được chuyển giao cho Ấn Độ trong quá khứ và vẫn đang được sử dụng thành công. Điều này cho thấy sự hợp tác giữa Trung Quốc, Ấn Độ với Liên Xô và Nga đã trải qua một lịch sử lâu dài”, ông nói.

Dường như là một nhân tố mới trong lĩnh vực không gian, Nam Phi cũng có lợi thế riêng trong dự án đầy hứa hẹn này. Không chỉ Brazil, mà cả Nam Phi, đều nằm ở Nam bán cầu, điều này cho phép họ sử dụng trạm điều khiển tại đây. Và điều này tất nhiên mở rộng đáng kể khả năng vận hành trạm.

“Mọi quốc gia BRICS đều có thể hưởng lợi từ dự án không gian chung” , ông nói.

Còn với Brazil, quốc gia từ lâu đã phấn đấu để gia nhập nhóm các cường quốc không gian có ảnh hưởng, chắc chắn họ cũng có cơ hội lớn từ dự án này

“Cần phải đưa Brazil vào dự án, nơi những cơ hội đó sẽ được hiện thực hóa ở mức độ lớn hơn. Xét về trình độ công nghệ, Brazil có đủ năng lực. Việc tham gia vào dự án không gian chung của các nước BRICS mang đến cơ hội khẳng định những năng lực này”, ông Eismont nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.