Sri Lanka chủ trương tập trung vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất, những em có khả năng bị tụt hậu xa hơn kể từ sau đại dịch và đối mặt với nguy cơ không thể trở lại trường học.
Chúng tôi vô cùng vui mừng thông báo việc mở cửa lại các trường học nhờ sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Bộ Y tế. Các biện pháp an toàn cần thiết sẽ được áp dụng để đảm bảo môi trường học tập an toàn cho các học sinh, sinh viên và giảng viên”.
Trong những tháng tới, các trường học ở Nam Á có thể sẽ mở cửa trở lại hoặc một lần nữa đóng cửa do tình hình biến chuyển phức tạp của dịch bệnh. Trong thời gian hỗn loạn này, sự linh hoạt trong việc ra quyết định ở các cấp địa phương sẽ rất quan trọng, nhằm áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại từng khu vực khi dịch bùng phát xảy ra, thay vì “đóng cửa” toàn quốc.
Ứng phó với đại dịch COVID-19, UNESCO trước đó đã khởi động Liên minh Giáo dục Toàn cầu vào tháng 3/2020 nhằm hỗ trợ việc học tập không dừng lại ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội. Hơn nữa, việc mở cửa lại trường học một cách an toàn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các bên liên quan. Về vấn đề này, UNESCO, UNICEF, WFP và Ngân hàng Thế giới đã cùng ban hành “Khuôn khổ cho việc mở cửa lại các trường học” vào tháng 4/2020 để đảm bảo rằng tất cả học sinh và giáo viên có thể trở lại trường học một cách an toàn.
UNESCO và UNICEF tiếp tục hợp tác với Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) để thúc đẩy hợp tác khu vực trong giáo dục và tiến tới Mục tiêu Phát triển Bền vững 4, giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.
Trong khi chờ xác nhận từ các quốc gia thành viên với Ban Thư ký SAARC, UNESCO và UNICEF đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc tham vấn kỹ thuật tập trung vào việc mở lại trường học an toàn trong khu vực.
Ông Eric Falt, Giám đốc UNESCO New Delhi cho biết: “Chúng ta cần nắm bắt thời điểm quan trọng này để có thể mở cửa và đem lại môi trường học tập tốt hơn, an toàn hơn và tiếp cận được những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Có lẽ mọi thứ sẽ không bao giờ có thể trở lại như cũ, nhưng chúng tôi sẽ sẵn sang cho một sự “bình thường mới” đối với trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên, bao gồm việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.