Canada cần nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
áo cáo mới nhất của tạp chí y khoa Lancet mới đây cho biết tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến loài người bị tổn thương đồng thời cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là người già, trẻ nhỏ,....) sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nhà lãnh đạo không cam kết thực hiện các mục tiêu tham vọng hơn tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Canada cần nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Từ đầu năm tới nay, nhiều người dân Canada đã cảm nhận được thực tế khốc liệt của biến đổi khí hậu, từ hạn hán đến cháy rừng cho đến những đợt nắng nóng gây chết người, trong bối cảnh thế giới đã ấm hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp giai đoạn 1850-1900.

Báo cáo của Lancet đã đánh giá rằng Canada là quốc gia có khoảng cách khá lớn giữa tham vọng giảm lượng carbon và chiến lược để hiện thực hóa tham vọng này. Báo cáo ghi nhận Chính phủ Canada đã triển khai các bước đi tích cực (như áp dụng cơ chế định giá carbon...), nhưng cũng cảnh báo chính phủ nước này cần phải làm nhiều hơn nữa. Theo báo cáo, với tốc độ trung bình của quá trình khử carbon được quan sát từ năm 2015 đến năm 2019, Canada sẽ cần mất hơn 188 năm để khử hoàn toàn carbon trong hệ thống năng lượng của mình. Trong Nhóm 7 nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7), Canada và Mỹ là hai nước đã tăng lượng khí thải kể từ khi ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Lượng khí thải của Canada tăng chủ yếu do hoạt động sản xuất dầu khí.

Báo cáo do Lancet công bố đánh giá rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn trên mọi yếu tố được đo lường, bao gồm cả thiệt hại về thể chất và tinh thần của nắng nóng khắc nghiệt, sự lây lan các bệnh truyền nhiễm, giảm năng suất cây trồng và gây mất an ninh lương thực. Một ví dụ điển hình về hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra là đợt nắng nóng gây chết nhiều người vào tháng 6/2021. Những người có nguy cơ cao nhất là những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội - những người phải đối mặt với những bất lợi xã hội, trẻ em dưới 1 tuổi và người già trên 65 tuổi. Theo Lancet, nhiệt độ tăng cao cũng tác động đến sức khỏe tâm thần và khả năng làm việc của người lao động. Vào năm 2020, nắng nóng khiến người dân Canada mất gần 22 triệu giờ lao động, tăng 151% so với mức trung bình trong giai đoạn 1990-1994. Báo cáo cũng chỉ ra cháy rừng ngày càng trở thành một mối đe dọa đối với người dân Canada. Các trận cháy rừng vào mùa Hè đã làm gia tăng lo ngại về chất lượng không khí và buộc các cộng đồng thổ dân First Nations phải đi sơ tán. Nông dân ở Canada cũng đang cảm thấy tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở khu vực Prairies ở miền Tây, nơi hạn hán đặc biệt khốc liệt trong năm 2021.

Theo báo cáo, hạn hán và nhiệt độ nóng lên đang làm giảm sản lượng của các loại cây trồng chủ lực trên khắp thế giới, có thể gây mất an ninh lương thực. Trong năm 2020, một số loại cây trồng ở Canada cũng có sản lượng thấp hơn mức trung bình.

Báo cáo về biến đổi do tạp chí y khoa Lancet công bố được tập hợp từ các ý kiến của 93 tác giả, bao gồm các nhà khoa học khí hậu, các nhà kinh tế học, chuyên gia y tế công cộng và các nhà khoa học chính trị.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.