Cảnh sát Indonesia gây phẫn nộ khi dùng rắn hỏi cung nghi phạm

Cảnh sát Indonesia thừa nhận một số sỹ quan đã sử dụng con rắn sống dài gần 2 m để thẩm vấn một người đàn ông sau khi đoạn video ghi lại cảnh người này la hét trong sợ hãi được đăng tải lên các trang mạng xã hội.
Hình ảnh cắt từ clip (Twitter)
Hình ảnh cắt từ clip (Twitter)

Cảnh sát Papua, vùng cực đông của Indonesia đã gửi lời xin lỗi về vụ việc, nhưng cũng biện minh rằng hình thức thẩm vấn này không gây hại tới người đàn ông bị nghi trộm cắp vì con rắn không có độc và bản thân họ cũng không đánh đập nghi phạm.

Tuy nhiên luật sư nhân quyền Veronica Koman khẳng định rằng hành động này là tra tấn và vi phạm các chính sách của cảnh sát cũng như nhiều luật khác. Bà này nói thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện thông tin cảnh sát và quân đội sử dụng rắn để tra khảo ở Papua, hành vi cho thấy thái độ phân biệt chủng tộc với nhóm người tới từ cực đông Indonesia.

Ông Sam Lokon, một thành viên của Ủy ban Quốc gia Tây Papua, tổ chức kêu gọi tách khỏi Indonesia từng bị giam vào một căn phòng chứa rắn sau khi bị bắt giữ vào tháng 1/2019, theo bà Koman.

Thời điểm đó, cảnh sát Papua không lên tiếng trước thông tin này, giống như nhiều lần bị chỉ trích trước đó. Tuy nhiên với video được lan truyền với tốc độ chóng mặt mới đây, họ đã phải lên tiếng xin lỗi.

Đoạn video dài 1 phút 20 giây ghi lại cảnh người đàn ông la hét trong sợ hãi khi bị một con rắn nâu dài gần 2 m quấn quanh cổ và ngực trong khi một cảnh sát tiếp tục dí đầu con rắn lại gần nghi phạm và hỏi anh này đã trộm điện thoại di động bao nhiêu lần.

Theo VTC News
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.