CEO Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận 'deepfake' là vấn đề hóc búa

Ngày 26/6, ông chủ mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg cho biết trang mạng này đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn các video được dàn dựng với công nghệ "deepfake" (siêu làm giả).
''Deepfake'' đang khiến các nhà quản lý đau đầu. (Nguồn: Boing)
''Deepfake'' đang khiến các nhà quản lý đau đầu. (Nguồn: Boing)

Ngày 26/6, ông chủ mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg cho biết trang mạng này đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn các video được dàn dựng với công nghệ "deepfake" (siêu làm giả), được cho là có thể lừa gạt và lôi kéo người dùng ở qui mô lớn.

Công nghệ deepfake là một kỹ thuật tổng hợp hình ảnh của con người sử dụng trí tuệ nhân tạo. Ngày càng nhiều quan ngại rằng công nghệ này có thể trở thành công cụ hữu hiệu, phục vụ việc dàn dựng các video giả mạo người nổi tiếng để tuyên truyền các thông tin sai sự thực và phục vụ các mục đích can thiệp bầu cử.

Trả lời phỏng vấn khi tham gia Liên hoan ý tưởng công nghệ Aspen, Colorado, CEO Zuckerberg cho biết Facebook đang trong giai đoạn xác định xem liệu có cần tách biệt video sử dụng công nghệ deepfake ra khỏi khái niệm "tin giả" nói chung hay không đồng thời cho biết khả năng này khá cao. Zuckerberg nhận định không chỉ riêng Facebook mà nhiều trang mạng xã hội khác đều phải đối mặt với thách thức từ deepfake trong bối cảnh các nền tảng đang không ngừng nỗ lực để ngăn chặn thông tin giả mạo.

Tỷ phú công nghệ cho rằng nói deepfake khác với tin giả mạo là hoàn toàn có cơ sở và sẽ là hợp lý nếu phải dùng một chính sách riêng để đối phó với tình trạng này, một chính sách khác biệt so với những gì đã được áp dụng trong các trường hợp thông tin trực tuyến giả mạo thường thấy.

Các nền tảng trực tuyến đang nỗ lực để bước tiếp trên ranh giới mong manh giữa các nỗ lực ngăn chặn thông tin giả mạo, thao túng dư luận và việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dùng. Hồi đầu tháng này, mạng chia sẻ hình ảnh Instagram nổi tiếng thuộc sở hữu của Facebook đã từ chối gỡ bỏ một video giả mạo CEO của chính họ chỉ vì lý do chưa có qui định nào liên quan tới vấn đề này. Một video khác giả mạo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng đã không bị Facebook gỡ bỏ với lý do tương tự./.

Theo TTXVN
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.