Châu Á bắt đầu bước vào mùa đông khắc nghiệt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện tượng thời tiết La Nina thường tạo ra mùa đông khắc nghiệt hơn đang xuất hiện tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và dự kiến ​​sẽ khiến cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Á thêm trầm trọng.
Châu Á bắt đầu bước vào mùa đông khắc nghiệt

Hiện tượng La Nina, hình thành khi gió mậu dịch xích đạo mạnh lên để mang nước lạnh hơn, sâu hơn từ đáy biển lên, đã xuất hiện ở Thái Bình Dương. Mỗi lần hiện tượng thời tiết này xuất hiện là đi kèm với một mùa đông lạnh bất thường.

Một số quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, nhiều khu vực trong nước đã bị luân phiên cắt điện, ngành công nghiệp nặng cũng sản xuất đình trệ do thiếu điện.

Giá than và khí đốt vốn đã tăng cao, trong khi nhu cầu sưởi ấm trong một mùa đông khắc nghiệt sẽ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn nữa.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, quốc gia này có thể sẽ ghi nhận mức nhiệt thấp hơn bình thường kể từ tháng tới do hiện tượng La Nina. Năm ngoái, Nhật Bản cũng đã chứng kiến giá điện bán buôn tăng đột biến trong mùa đông, nhiều công ty điện do không đủ nguồn than đã phải mua các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng giao ngay với giá đắt đỏ.

Bộ Thương mại Nhật Bản đã họp với các công ty điện, khí đốt và dầu mỏ lớn để chuẩn bị cho những tháng mùa đông sắp tới, và kho dự trữ khí đốt hóa lỏng do các nhà cung cấp điện lớn của Nhật Bản nắm giữ hiện cao hơn khoảng 24% so với mức trung bình 4 năm.

Tại Hàn Quốc, người dân nước này cũng đã chứng kiến ​​trận tuyết đầu mùa sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái, tuyết rơi vào giữa tháng 10 là hiện tượng hiếm thấy ở quốc gia này.

Chính quyền Seoul cũng đang thực hiện các động thái để tăng cường cung cấp nhiên liệu và giảm thiểu tác động của nạn khan hiếm. Thứ trưởng Bộ Tài chính Lee Eog-weon cho biết thuế nhiên liệu và thuế nhập khẩu khí đốt hóa lỏng sẽ tạm thời được hạ xuống.

Nhiệt độ ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ giảm xuống thấp tới 3 độ C ở một số khu vực phía bắc vào tháng 1 và tháng 2 năm tới. Không giống như ở các quốc gia khác, thời tiết mát mẻ tại Ấn Độ trong những tháng đầu năm thường dẫn đến tiêu thụ năng lượng thấp hơn do nhu cầu về điều hòa không khí giảm dần.

Quan trọng hơn, quốc gia này đang dự đoán một thời kỳ khô hạn sau khi kết thúc mùa mưa. Các khu vực khai thác than trọng điểm của Ấn Độ đã phải ngừng hoạt động do mưa lũ, điều này đã gây ra tình trạng thắt chặt nguồn cung cấp nhiên liệu, vốn được sử dụng để sản xuất khoảng 70% điện năng của Ấn Độ.

Theo chuyên gia khí tượng Todd Crawford, ngoài hiện tượng La Nina, còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mùa đông của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

"Biến đổi khí hậu đã dẫn đến việc thiếu băng tại Biển Kara ở Bắc Cực, điều này có thể góp phần vào việc hình thành áp suất cao ở khu vực đó, dẫn đến tình trạng lạnh hơn ở hạ lưu trên khắp Đông Bắc Á, điều này giống như những gì đã xảy ra vào mùa đông năm ngoái,” ông Crawford chỉ ra.

Theo vị chuyên gia, cũng có những dấu hiệu cho thấy xoáy cực - một luồng gió đóng băng ở cực - có thể yếu hơn bình thường vào đầu mùa đông, điều này sẽ cho phép không khí lạnh tràn về phía nam.

“Tổng hợp tất cả những điều đó lại với nhau, tôi nghĩ rằng thời điểm lạnh nhất ở Đông Bắc Á sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 11 đến giữa tháng 1 năm sau", ông Crawford nói.

Theo SCMP
Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.