Ấn Độ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ấn Độ đang có khả năng rơi vào tình trạng mất điện trên diện rộng vì hầu hết các nhà máy nhiệt điện than của nước này chỉ còn đủ nhiên liệu trong vài ngày nữa.
Ấn Độ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng năng lượng

Tuần trước, hơn một nửa trong số 135 nhà máy than của Ấn Độ sẽ hết nhiên liệu trong vòng chưa đầy 3 ngày, theo nhiều nguồn tin chính phủ. Các nhà máy nhiệt điện chiếm khoảng 70% tổng nguồn điện của Ấn Độ.

Mặc dù chính quyền New Delhi đảm bảo có trong tay lượng than dự trữ ít nhất hai tuần, nhưng mức trung bình đã giảm xuống còn 13 ngày vào đầu tháng 8. Khi hoạt động kinh tế của đất nước tăng lên cùng với tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm, nhu cầu công nghiệp về điện tăng mạnh.

Lượng tiêu thụ điện trong tháng 8 và tháng 9 đã vượt quá khối lượng so với các tháng cùng kỳ trong năm 2019 trước khi đại dịch bùng phát. Chính phủ Ấn Độ dự đoán rằng nhu cầu sẽ vẫn ở mức hiện tại và đã ra lệnh cho các công ty điện lực tăng cường dự trữ than.

Tuy nhiên, nguồn cung đã bị thắt chặt do giá than toàn cầu tăng. Ấn Độ là nhà nhập khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc, chủ yếu dựa vào nguồn than từ Indonesia và Australia.

Giá than nhiệt giao ngay của Australia đã vượt 200 USD / tấn vào đầu tháng 10, phá vỡ kỷ lục 185 USD được thiết lập vào tháng 7 năm 2008.

Không chỉ nhu cầu than ở châu Á tăng cao khi các nền kinh tế hồi sinh sau đại dịch, các quốc gia phương Tây đang đẩy mạnh thu mua than để thay thế cho khí đốt tự nhiên, vốn cũng đang tăng giá.

Mức giá kỷ lục khiến lượng nhập khẩu than của Ấn Độ trong tháng 8 và tháng 9 giảm hơn 30% so với mức trung bình trong tháng 7 và các tháng trước đó. Các công ty điện của Ấn Độ đã cố gắng mua than giá rẻ được sản xuất trong nước, nhưng kế hoạch đó đã bị phá sản do đợt mưa lớn vào tháng trước khiến sản lượng tại các mỏ bị cắt giảm.

Công ty Coal India, một doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn, sản xuất hơn 80% lượng than cho cả nước, nhưng nguồn cung từ công ty không bù đắp được khoản lỗ nhập khẩu.

Tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, việc thếu than cũng đã gây ra tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ảnh hưởng đến ít nhất 20 tỉnh, gây gián đoạn hoạt động sản xuất công nghiệp.

Trung Quốc đang chuyển sang bảo đảm nhiên liệu hóa thạch, tìm cách ngăn chặn tình trạng thiếu điện trong mùa đông. Giá than châu Á dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn do áp lực đó, và nguồn cung than ở Ấn Độ có thể sẽ không phục hồi trong một thời gian.

"Nhập khẩu vẫn là lựa chọn duy nhất để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới", cơ quan xếp hạng tín nhiệm Ấn Độ Crisil viết trong một báo cáo gần đây. "Theo quan điểm của chúng tôi, lượng than tồn kho tại các nhà máy nhiệt điện sẽ chỉ được cải thiện dần dần vào tháng 3 tới."

Hiện vẫn chưa có sự cố mất điện lớn nào được xác nhận. Nhưng nếu các lĩnh vực công nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu điện, thì việc mở cửa kinh tế của Ấn Độ sẽ bị trì hoãn.

Coal India sẽ tăng cường nguồn cung cho các nhà máy điện, nhưng cắt giảm việc giao hàng cho các công ty sử dụng máy phát điện trong nhà, chẳng hạn như các nhà sản xuất kim loại và xi măng.

Theo Nikkei Asia
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.