Khủng hoảng năng lượng đe dọa đà phục hồi kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến thị trường trái phiếu và cổ phiếu toàn cầu chao đảo vì lo ngại rằng chi phí năng lượng tăng cao sẽ gây ra lạm phát và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.
Khủng hoảng năng lượng đe dọa đà phục hồi kinh tế

Giá điện tại nhiều quốc gia đã tăng lên mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây, do tình trạng thiếu hụt nguồn than đá ở châu Á và châu Âu, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ kéo dài đến cuối năm và làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hôm thứ Ba, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện bước đi táo bạo nhất trong cuộc cải cách ngành điện kéo dài hàng thập kỷ, cho biết họ sẽ cho phép các nhà máy nhiệt điện điều chỉnh giá điện theo định hướng thị trường.

Việc để người tiêu dùng hoàn toàn gánh chi phí và cho phép định giá theo thị trường được kỳ vọng sẽ khuyến khích các nhà máy phát điện đang thua lỗ tăng cường sản lượng.

Tác động của sự suy giảm nguồn cung năng lượng và hóa chất sản xuất cũng đã tác động đến Nhật Bản và Vương quốc Anh, làm gia tăng tình trạng bất ổn trên thị trường toàn cầu và nhấn mạnh khó khăn trong việc cắt giảm sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.

Đợt bán tháo cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu kéo dài sang thứ Ba, đẩy lợi tức trái phiếu ngắn hạn của kho bạc Mỹ lên mức cao nhất trong 18 tháng, trong khi chứng khoán thế giới giảm ngày thứ ba liên tiếp do lo ngại rằng giá năng lượng đang cản trở tăng trưởng kinh tế.

Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy tình trạng lạm phát của Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 13 năm, trong khi người tiêu dùng ở Vương quốc Anh cắt giảm chi tiêu và Trung Quốc ghi nhận doanh số bán xe hơi giảm 20%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Mỹ và các cường quốc công nghiệp lớn khác với lý do chuỗi cung ứng liên tục bị gián đoạn và áp lực về giá cả.

Cuộc cải cách giá điện mới nhất của Trung Quốc theo sau một loạt các biện pháp bao gồm thúc giục các công ty khai thác than tăng sản lượng và cắt giảm lượng tiêu thụ điện tại các nhà máy công nghiệp để chế ngự giá than và giảm bớt tình trạng khủng hoảng điện trên toàn quốc.

Tại Ấn Độ, chính phủ liên bang đã yêu cầu các nhà sản xuất điện nhập khẩu thêm 10% nhu cầu than và cảnh báo các bang sẽ bị cắt điện nếu bán điện để hưởng chênh lệch giá.

Ấn Độ là nhà sản xuất than lớn thứ hai thế giới, nhưng nhu cầu điện trong nước tăng cao vượt xa mức trước đại dịch khiến nước này không đủ than để xuất khẩu ra nước ngoài.

Bộ Điện lực Ấn Độ cho biết họ đã chỉ đạo các công ty điện lực tăng cường cung cấp cho thủ đô Delhi, nơi đã được cảnh báo về một cuộc khủng hoảng điện có thể xảy ra.

Hôm thứ Ba, giá dầu đã tăng lên 84 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 năm qua, do nhu cầu sử dụng toàn cầu phục hồi sau đại dịch và sự thiếu hụt các nguồn năng lượng khác. Các nước xuất khẩu dầu đang tăng cường sản lượng hàng tháng để giải quyết nhu cầu của thị trường.

Một quan chức Nga cho biết rằng tập đoàn năng lượng Gazprom đã bắt đầu sử dụng hàng tồn kho của mình để bơm thêm khí tự nhiên vào mạng lưới đường ống nhằm ổn định giá khí đốt tại châu Âu.

Theo Reuters
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.