Châu Á đang dẫn đầu xu hướng bùng nổ du lịch trên toàn cầu

(Ngày Nay) - Hoạt động kinh doanh tại khu vực châu Á đang bùng nổ trở lại sau đại dịch COVID-19 với số lượng du khách đến các nước khu vực này dự kiến sẽ tăng 30% trong năm nay.
Khách du lịch tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN.
Khách du lịch tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN.

Hoạt động du lịch trên toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Năm 2024, số lượng chuyến đi nước ngoài dự kiến vượt mức năm 2019.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), chi tiêu của du khách cũng được dự báo sẽ vượt mức của năm 2019. Ngành du lịch tàu biển cũng đang hồi phục mạnh mẽ.

Sự bùng nổ hoạt động du lịch trở lại đã gây ra các cuộc biểu tình tại các điểm nóng phương Tây như Barcelona và Majorca.

Tuy nhiên, theo các chủ khách sạn và đại lý du lịch, thị trường thực sự sôi động đang ở phía Đông, ám chỉ khu vực châu Á.

Hoạt động du lịch ở châu Á phục hồi chậm hơn so với phương Tây sau đại dịch COVID-19.

Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc đến Malaysia kéo dài hơn ở châu Âu hay Mỹ, khiến số lượng du khách giảm mạnh.

Tuy nhiên, hiện tại, hoạt động kinh doanh tại khu vực này đang bùng nổ trở lại. Theo WTTC, số lượng du khách đến các nước châu Á dự kiến sẽ tăng 30% trong năm nay.

Du khách phương Tây đang đổ xô đến châu Á. Số lượng chuyến đi của người Mỹ đến châu Á đã tăng gấp đôi trong năm 2023. Đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền châu Á cũng là một phần nguyên nhân cho sự bùng nổ này.

Giám đốc của Remote Lands, một đại lý du lịch dành cho giới thượng lưu, bà Catherine Heald, cho biết nhiều khách hàng của bà đang đi lặn biển ở đảo Komodo của Indonesia, tham quan các ngôi đền ở Nhật Bản và thực hiện các chuyến đi khám phá ẩm thực khắp Thái Lan.

Phạm vi các điểm đến và hoạt động vui chơi đang mở rộng. Những du khách giàu có có thể đi trên tàu Eastern & Oriental Express mới được cải tạo qua Singapore và Malaysia, do Belmond, công ty kinh doanh khách sạn của LVMH, một tập đoàn xa xỉ của Pháp, điều hành.

Tính đến tháng 6/2024, có hơn 500.000 phòng khách sạn đang được xây dựng trên khắp châu Á, tăng hơn 4% so với năm 2023.

Việc đến châu Á cũng trở nên dễ dàng hơn, trong đó các hãng hàng không nội địa và phương Tây tăng số lượng chuyến bay đến và đi từ lục địa này. Chẳng hạn như hãng hàng không British Airways đang khởi động lại các chuyến bay đến Bangkok và Kuala Lumpur.

Điểm nhấn chính thúc đẩy sự phát triển của du lịch châu Á là chính những người dân trong khu vực, đặc biệt là người dân Trung Quốc.

Theo công ty nghiên cứu Oxford Economics, người tiêu dùng Trung Quốc đã bắt đầu đi du lịch nước ngoài trở lại và dự kiến số lượng chuyến đi sẽ tăng gấp đôi trong năm nay so với năm 2023.

Mặc dù dự kiến tăng gấp đôi nhưng số lượng chuyến đi vẫn chưa đạt được mức trước đại dịch, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn cho ngành du lịch Trung Quốc.

Hầu hết các chuyến đi của du khách Trung Quốc sẽ diễn ra trong khu vực lân cận, 75% các chuyến bay từ Trung Quốc đều đi đến các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Nhờ mức thu nhập khả dụng tăng lên, người tiêu dùng Ấn Độ cũng đang đi nước ngoài ngày càng nhiều. Họ đã chi gần 20 tỷ USD cho các chuyến đi nước ngoài trong năm kết thúc vào tháng 3/2024, nhiều gấp hơn ba lần so với 5 năm trước. Nhiều người cũng thích đi du lịch ở các nước lân cận hơn, một phần vì chính sách thị thực (visa) nới lỏng trong khu vực.

Khi thu nhập tăng lên, du khách Ấn Độ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Với tiềm năng tăng trưởng lớn và mức chi tiêu dự kiến tăng cao, du khách Ấn Độ sẽ trở thành một lực lượng quan trọng trong ngành du lịch châu Á.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.