Châu Á-Thái Bình Dương lại vật lộn với đại dịch

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27/7 nói rằng, COVID-19 gây ra tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất mà WHO từng đối mặt, khi các nước có vẻ đã khống chế được đại dịch thì nay lại ghi nhận nhiều ca mắc mới.
Châu Á-Thái Bình Dương lại vật lộn với đại dịch

Châu Á-Thái Bình Dương bị đại dịch toàn cầu COVID-19 tấn công đầu tiên, rồi khống chế dịch bệnh thành công đầu tiên, nhưng virus dường như đang trở lại và lợi hại hơn xưa, CNN đưa tin ngày 28/7.

Hôm nay (28/7), Trung Quốc ghi nhận thêm 64 ca mắc COVID-19 trong nội địa. Đây là số mắc mới trong cộng đồng lớn nhất kể từ đầu tháng Ba trong 2 ngày liên tiếp và phần lớn được ghi nhận ở Tân Cương. Khu tự trị ở miền tây Trung Quốc này đối mặt đợt bùng phát mới ở thủ phủ Urumqi kể từ ngày 15/7, sau gần 5 tháng không có ca mắc mới. 

Đặc khu hành chính Hong Kong cũng đang trải qua đợt bùng phát mới quy mô lớn, ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới trong 2 tuần qua với 6 ngày liên tiếp có hơn 100 ca. Số ca mắc mới tăng mạnh sau khi Hong Kong gần như vắng bóng coronavirus, nới lỏng lệnh giãn cách xã hội và bắt đầu thảo luận về khả năng nối lại các tuyến đường bộ, đường thủy, đường hàng không với các vùng khác trên thế giới thời hậu dịch COVID-19.

Trong khi ghi nhận số ca mắc ngày 28/7 giảm nhẹ, Nhật Bản đang chứng kiến một số con số tồi tệ nhất kể từ giai đoạn đầu của đại dịch. Tuần qua, Nhật Bản có khoảng 5.000 người mắc COVID-19, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Đợt bùng phát mới tồi tệ nhất tập trung ở thủ đô Tokyo, với 6 ngày liên tiếp (tính đến 27/7) phát hiện hơn 100 ca mắc mới. Riêng hôm 27/7, Tokyo ghi nhận 131 trường hợp. 

Úc cũng trong tình cảnh tương tự, với số ca mắc giảm mạnh trong tháng Sáu, tăng từ cuối tháng Sáu và nhảy vọt vào tháng Bảy. Bang Victoria bị COVID-19 tấn công mạnh nhất; ngày 27/7 ghi nhận thêm 384 người mắc. Bang Victoria hiện có 4.775 bệnh nhân COVID-19, trong đó 414 người là nhân viên y tế.

Làn sóng bất ngờ và cách đối phó

Nhiều làn sóng COVID-19 gần đây xuất hiện bất ngờ khiến giới chức ngạc nhiên, nhất là ở Hong Kong, Úc, Trung Quốc đại lục. Nhiều người lo ngại rằng, virus đã biến đổi ở mức cho phép chúng lây lan nhanh hơn, thậm chí với độc lực mạnh hơn.

Một số cho rằng, việc nới lỏng lệnh hạn chế đi lại, rồi mở lại các đường bay quốc tế quá sớm cũng khiến virus lây lan. GS Ben Cowling (Đại học Hong Kong) nói: “Khi đại dịch được khống chế, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm hiệu quả và cách ly những người nhập cảnh Hong Kong. Khi đại dịch tái bùng phát, sẽ mất rất nhiều nỗ lực để chặn lại”.

Ngày 27/7, tổng thư ký chính quyền Hong Kong, ông Matthew Cheung (Trương Kiến Tông), nói rằng, thành phố này đang áp dụng biện pháp “dỡ bỏ và áp chế”, tức là dần dần nới lỏng các lệnh hạn chế khi số ca mắc COVID-19 giảm và tái áp đặt các lệnh hạn chế khi số ca mắc tăng. 

Chính quyền Hong Kong vừa yêu cầu mọi người đeo khẩu trang nơi công cộng và cấm tập trung nơi công cộng quá 2 người. Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp xây dựng một bệnh viện dã chiến kiểu Vũ Hán với khoảng 2.000 giường bệnh gần sân bay Hong Kong. Ông Cheung nói: “Tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng. Chúng ta đang đối mặt nguy cơ cao bùng phát dịch trong cộng đồng”. Theo ông, tình hình trong một vài tuần tới sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Giới chức Hong Kong đang bị chỉ trích vì cách xử lý đợt dịch mới nhất không hiệu quả, như miễn cách ly cho phi hành đoàn, người nhập cảnh với mục đích làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, chính quyền thành phố cho rằng, chính sách đó là cần thiết để vực dậy nền kinh tế. Trong khi đó, ngành y tế chưa thể truy vết nguồn gốc những ca lây nhiễm mới nhất.

Lo trời lạnh, chờ vắc-xin

Các nhà khoa học nói rằng, các nước trong mùa đông cần phải chuẩn bị cho một đợt bùng phát nghiêm trọng hơn vì khi trời lạnh hơn, người dân thường ở trong nhà, trong các không gian kín, không thoáng khí. Và như vậy, coronavirus rất dễ lây lan.

Giờ đây, nhiều người đang trông chờ vào hàng chục loại vắc-xin phòng COVID-19 đang được phát triển, thử nghiệm. Hôm 27/7, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, ông Anthony Fauci, cho rằng, nếu vắc-xin hiệu quả và có đủ cho mọi người, đại dịch sẽ kết thúc.

Trong số khoảng 150 loại vắc-xin COVID-19 được phát triển trên thế giới, gồm 24 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng, AZD1222 được đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất hiện nay, kích hoạt đáp ứng miễn dịch mà không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa nổi tiếng thế giới The Lancet ngày 20/7.

AZD1222 là sản phẩm hợp tác giữa Đại học Oxford của Anh và công ty dược phẩm toàn cầu AstraZeneca (trụ sở ở Anh). Vắc-xin đã qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 với 1.077 người khỏe mạnh trong độ tuổi 18-55. Kết quả, AZD1222 đã kích hoạt 2 đáp ứng miễn dịch: Tăng kháng thể và phản ứng tế bào T.

Theo Tiền Phong
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.