Châu Âu chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030

(Ngày Nay) - Các phi hành gia châu Âu đang tiến hành tập luyện đổ bộ lên Mặt Trăng tại cơ sở mô phỏng LUNA ở Cologne, Đức để chuẩn bị cho sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2030.
Cơ sở mô phỏng bề mặt của Mặt trăng tại Cologne, Đức giúp các phi hành gia tập luyện cho các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng trong tương lai. Ảnh: ESA.
Cơ sở mô phỏng bề mặt của Mặt trăng tại Cologne, Đức giúp các phi hành gia tập luyện cho các cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng trong tương lai. Ảnh: ESA.

Từ ngày 25/9, các phi hành gia châu Âu đã bắt đầu tập luyện cho các nhiệm vụ lên Mặt Trăng tại cơ sở mô phỏng LUNA ở Cologne, Đức.

Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho kế hoạch của châu Âu đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã đàm phán để có 3 vị trí trong các nhiệm vụ lên Mặt Trăng thuộc chương trình Artemis do Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu.

Tại LUNA, các phi hành gia Thomas Pesquet (Pháp) và Matthias Maurer (Đức) đã thử nghiệm bộ đồ không gian và di chuyển trên bề mặt mô phỏng Mặt Trăng.

LUNA sử dụng 900 tấn đá núi lửa nghiền nhỏ để tạo ra bề mặt giống Mặt Trăng trên diện tích lớn hơn một sân bóng rổ. Hệ thống treo trên trần mô phỏng môi trường trọng lực thấp.

Theo phi hành gia Alexander Gerst, cơ sở này tái hiện "hầu hết các bối cảnh trên Mặt Trăng" như bề mặt, bụi, đá và ánh sáng.

Giám đốc ESA Josef Aschbacher nhấn mạnh LUNA "đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực thám hiểm vũ trụ của châu Âu."

LUNA khai trương muộn hơn kế hoạch do đại dịch COVID-19 và việc phát hiện loài thằn lằn được bảo vệ, khiến cơ sở buộc phải di dời.

Cơ sở này sẽ được ESA và Cơ quan hàng không vũ trụ Đức vận hành chung, phục vụ nhiều mục đích như thử nghiệm tàu thám hiểm và luyện tập đi bộ trên Mặt Trăng.

Chương trình Artemis của NASA nhằm thiết lập sự hiện diện lâu dài đầu tiên trên Mặt Trăng, dự kiến đưa người phụ nữ và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.